Đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước taĐổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tổng kết từ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương công nghiệp hoá những năm 1976-1985 và những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước. Đặc biệt, trong những năm 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới phát triển mạnh mẽ tác động tới mọi quốc gia, dân tộc, thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá của nhiều nước, từ đó xuất hiện các mô hình công nghiệp hoá khác nhau và mang lại hiệu quả cao, nhất là đối với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ những bài học thành công và khuyết điểm, sai lầm trong chủ trương và tổ chức thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nhiều năm trước đây, đồng thời trước sự tác động của các yếu tố thời đại, Đại hội VII của Đảng đã hình thành chủ trương công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại, sau đó được các Hội nghị Trung ương khoá VII và Đại hội VIII phát triển thành chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đại hội IX, Đại hội X tiếp tục bổ sung, ngày càng hoàn thiện hơn. Với chủ trương đúng đắn, công cuộc đổi mới ở Việt Nam hơn 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đang tạo ra những tiền đề vững chắc để đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong nền kinh tế, xã hội còn nhiều vấn đề bất cập: Sự mất cân đối giữa sản xuất công nghiệp với nông nghiệp còn lớn; các cơ sở kinh tế nhà nước chưa thực sự làm nòng cốt cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm, giải quyết việc làm đang là vấn đề bức xúc; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhiều nơi còn yếu kém,… Do đó, quán triệt sâu sắc đưa đường lối đổi mới của Đảng vào cuộc sống, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ và yêu cầu cấp thiết hiện nay. Cuốn sách Đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta của TS. Lê Quang Phi sẽ giúp bạn đọc nhận thức một cách có hệ thống và logic quá trình đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và sự chỉ đạo thực hiện trong những năm qua, đồng thời, cung cấp thêm tư liệu tham khảo trong lĩnh vực này. Sách gồm 3 chương: Chương 1: Yêu cầu khách quan đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn; quá trình công nghiệp hoá ở nước ta trước năm 1976 đến năm 1985, bước phát triển nhận thức của Đảng và sự điều chỉnh nội dung, bước đi của công nghiệp hoá. Chương 2: Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ 1986 đến nay, làm rõ những yếu tố tác động đến đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta; trình bày những nhận thức và đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ 1986 đến nay. Chương 3: Tiếp tục đổi mới tư duy của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn hiện nay, phân tích những vấn đề lý luận - thực tiễn và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn hiện nay. Sách gồm 244 trang, giá bán 21.000 đồng. SP liên quan
|
DANH MỤC TOP BÁN CHẠY TIN TỨC
Dữ liệu đang cập nhật...
Ý KIẾN BẠN ĐỌC Chưa có phản hồi
THÀNH VIÊN YÊU THÍCH THỐNG KÊ
Bản đồ |
Hiệu sách Online
Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần truyền thông Văn Hóa Việt - 173 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Giấy phép đăng ký Kinh doanh số 0102732228 cấp ngày 24/04/2008 tại Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội.
Người đại diện: Ông Đỗ Việt Trung
Điện thoại:
Email: info@hieusach.vn