Năm 2012, GDP của Thụy Sĩ đạt hơn 600 tỉ đô-la Mỹ, tương đương với thu nhập bình quân đầu người hàng năm của quốc gia là trên 75 nghìn đô-la.Trong khi đó, tại Mỹ, thu nhập bình quân đầu người là 50 nghìn đô-la; tại Pháp và Đức, con số này khoảng 43 nghìn đô-la, còn tại Anh Quốc là 41 nghìn đô-la.
Thụy Sĩ cũng có tỷ lệ bằng sáng chế, tỷ lệ số người đoạt giải Nobel trên đầu người cao nhất thế giới, được xếp hạng là quốc gia cạnh tranh nhất thế giới, và hệ thống giáo dục cũng thuộc loại tốt nhất thế giới. Điều gì đã làm nên thành quả phi thường này của đất nước Thụy Sĩ vốn nổi tiếng với nguồn tài nguyên ít ỏi (ngoại trừ tài nguyên nước và thắng cảnh tuyệt mỹ phục vụ du lịch)?
Cuốn sách Swiss Made - Chuyện Chưa Từng Được Kể Về Những Thành Công Phi Thường Của Đất Nước Thụy Sỹ do một cựu phóng viên tờ The Economist, người đã làm việc rất nghiêm túc và có hệ thống, đã giải đáp phần nào cho câu hỏi này.
Thoạt nhìn, Swiss Made của R.James Breiding dường như chỉ là một cuốn sách tràn ngập các câu chuyện thành công – và cả thất bại – của những công ty hoặc của những lĩnh vực kinh tế khác nhau tại Thụy Sĩ. Song những độc giả tâm huyết sẽ nhận ra đây chính là một cuốn bách khoa toàn thư sống mãi với thời gian, chứa đựng những bài học hàng trăm năm kinh nghiệm đã được kiểm chứng trong tư duy và hành động thực tế của người Thụy Sĩ, từ các chính khách, nhà quản lý, các doanh nhân cho đến những công dân bình thường. Những bài học được đúc rút này đã tác động sâu sắc đến Kiến trúc luật pháp, hành chính, giáo dục và cơ sở hạ tầng của đất nước, trở thành nền tảng cho một sân chơi công bằng của mọi công dân và doanh nhân, từ đó thúc đẩy đãi ngộ hiền tài và sáng tạo.
Tác phẩm này đích thực là một "vị quân sư và người cổ vũ" tuyệt vời cho giới doanh nhân Việt Nam. Nó đồng thời là cẩm nang dành cho những người ra quyết sách trong Chính phủ, từ cấp trung ương, tỉnh thành cho đến xã phường, cũng như trong Quốc hội về điều kiện khung ở cấp nhà nước tốt nhất có thể cho hoạt động kinh doanh.
Với các độc giả trẻ, cuốn sách chính là nguồn cảm hứng quý giá cho sinh viên các ngành kinh tế, pháp luật, khoa học chính trị, cũng như kỷ thuật công nghệ, kiến trúc và du lịch. Nestlé, công ty thực phẩm lớn nhất thế giới được gây dựng nên bởi một người đàn ông, Henri Nestlé. Ông đã bắt đầu sự nghiệp năm 1839 với vị trí phụ tá cho một dược sĩ.
Một số nhận định về cuốn sách
Swiss Made là tác phẩm nói về thành tựu đáng kinh ngạc của các Công ty Toàn cầu đến từ Thụy Sỹ, với các đại diện tiêu biểu như ABB, DKSH, Holcim, Nestlé, Novartis, Roche, Schindler Lifts, SGS, Syngenta, Swiss Re, và USB. Tất cả những công ty này đều có lịch sử phát triển hơn 100 năm, và cho đến nay vẫn nằm trong hàng ngũ các Doanh nghiệp cách tân nhất và hiệu quả nhất trên toàn thế giới. Môi trường kinh tế đặc biệt nào đã cho phép các công ty này vươn xa đến thế? Cuốn sách này mang lại đáp án cho câu hỏi trên và do vậy xứng đáng được các chính trị gia, các công chức Nhà nước, các nhà kinh tế, kỹ sư, kiến trúc sư, sinh viên và giới doanh nhân tìm đọc. Cuốn sách chắc chắn sẽ mang lại niềm vui cho độc giả.
- Hoàng Trung Hải
Phó Thủ tướng nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Tôi đã từng cố công giải mã sự giàu có của đất nước Thụy Sỹ, nơi mà mỗi sản phẩm được làm ra đều được gắn biểu tượng "Swiss Made" kèm theo niềm tự hào dân tộc không hề giấu diếm, một niềm kiêu hãnh chung của đất nước đa chủng tộc, đa ngôn ngữ này. R. James Breiding cho tôi thấy sự kỳ diệu Thụy Sỹ xuất phát từ tinh thần bất thoả hiệp với chất lượng. Dù đó là chiếc đồng hồ, thỏi sô-cô-la, hay nhân viên ngân hàng, người hầu bàn trong nhà hàng khách sạn... giá trị đều được tạo ra từ sự tinh tế đến hoàn hảo.
- Lê Quốc Vinh
Chủ tịch, CEO Le Group of Companies
Về tác giả
R. James Breiding là nhà sáng lập và sở hữu Naissance Capital, một doanh nghiệp đầu tư tại Zurich, và từng giữ chức giám đốc điều hành tại Templeton Investmant Management và giám đốc Rothschild Corporate Finance. Ông cũng sở hữu bằng giám định viên kế toán và từng phục vụ trong ban quản lý cấp cao tại PricewaterhouseCoopers. Ông tốt nghiệp thạc sĩ tại Trường Harvard Kennedy và IMD, Lausanne. Ông đã phụ trách các bài viết về chủ đề Thụy Sĩ trên tờ The Economist trong nhiều năm; và cùng với Tiến sĩ Gerhard Schwartz, ông cũng là đồng tác giả cuốn sách Wirtschaftswunder Schweiz (“Nền kinh tế thần kỳ của Thụy Sĩ”) do NZZ Libro xuất bản tại quốc gia này