Tóm tắt nội dung:Đọc cuốn sách này, các bạn sẽ có dịp tìm hiểu về các vị vua trẻ trong suốt lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, kể từ khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán xâm lược, giành lại quyền độc lập tự chủ cho đất nước, đến năm 1945, khi hoàng đế cuối cùng Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, nguyện làm công dân một nước tự do hơn làm vua một nước nô lệ. Ở đây, khái niệm “vua trẻ” được dùng để chỉ những vị vua lên ngôi khi chưa đến 15 tuổi, trong đó có người rồi sau sẽ trưởng thành, trở nên chín chắn, tự mình chấp chính, ghi dấu ấn trong lịch sử, nhưng cũng có người đoản mệnh, chết đi trước khi đủ lớn để tự khẳng định mình, và như vậy họ vĩnh viễn rời khỏi vũ đài lịch sử với tư cách là những vị “vua nhí”.
Vậy họ đã làm vua như thế nào, họ đã có những đóng góp gì cho đất nước hay trái lại là những kẻ hôn quân làm cho đất nước suy vi; hoặc đơn giản hơn và cũng đáng ngậm ngùi hơn, họ đã được đưa lên làm vua trong bối cảnh như thế nào, phải chịu sự nhiếp chính của người khác ra sao, và tại sao đã sớm phải ra đi khi chưa vượt quá được ngưỡng tuổi thiếu niên?