Nhà văn Dương Hướng, ký ức là trách nhiệm
17:02:00 20/03/2014
QĐND - Dương Hướng là một trong những cây bút tên tuổi của văn học thời kỳ đổi mới. Tiểu thuyết “Bến không chồng” của Dương Hướng là một trong ba tác phẩm nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991-một giải thưởng sáng giá, ghi nhận thành tựu văn học Việt Nam sau 5 năm đổi mới. Không thuộc đội ngũ “tiền trạm” xuất hiện từ đầu những năm 1980 như: Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu... những người cùng thế hệ với mình, Dương Hướng vào nghề văn ở tuổi 40, bắt đầu trình làng tập truyện ngắn “Gót son” (1989); thế mà chỉ một năm sau, với tiểu thuyết “Bến không chồng” (1990), Dương Hướng đã trở thành một gương mặt tiêu biểu trong công cuộc đổi mới văn học vào nửa đầu những năm 1990 của thế kỷ XX. Có độ dày hơn 300 trang, tiểu thuyết “Bến không chồng” lấy nhân vật trung tâm là những người phụ nữ thôn quê trong bối cảnh nông thôn miền Bắc, Việt Nam (mà cụ thể cái làng Đông) thời kỳ hậu chiến, với tất cả những lệ làng, tập tục, hủ tục… Sự ra đời của tiểu thuyết “Bến không chồng” góp được một “cái nhìn mới mẻ về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến kéo dài những mấy chục năm; với gánh nặng không phải chỉ là chiến tranh - về khách quan; mà còn là những lầm lạc của con người trong thời kỳ lịch sử có quá nhiều biến động và thử thách, mà tất cả những ai “do lịch sử để lại” không đủ tầm và sức để vượt qua nó” (GS Phong Lê). Chiến tranh vừa đi qua nhưng những vết thương mà nó để lại còn tiếp tục kéo dài. Nó “chà sát” con người theo nhiều cách khác nhau và phải gánh chịu nhiều nhất là những người phụ nữ. Những Hạnh, Thắm, Dâu, Cúc, Nhài... “không chồng” trong tác phẩm như những minh chứng điển hình nhất của hậu quả, di chứng chiến tranh, họ khát khao đến mong mỏi được làm vợ, làm mẹ, có một tổ ấm để yêu thương, chăm sóc, nhưng điều ngỡ như rất đỗi bình dị đó lại trở nên xa vời. Với tiểu thuyết “Bến không chồng”, Dương Hướng đã đem đến cho bạn đọc một góc nhìn mới về lịch sử. Tác phẩm “tuy không có cái sắc sảo, riết róng của “Mảnh đất lắm người nhiều ma” (tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Khắc Trường)... nhưng với sức nặng đề tài cùng phương thức thể hiện truyền thống, với cốt truyện mộc mạc và chân phương, ngôn từ không lấp lánh tài hoa, mà giản dị, tự nhiên, đã khẳng định được giá trị trong lòng độc giả” (Phong Lê). Sức hấp dẫn của tiểu thuyết “Bến không chồng” đã thôi thúc biên kịch Lưu Trọng Văn chuyển thể thành kịch bản phim cùng tên. Hầu như toàn bộ cốt truyện, nhân vật, tình huống, chi tiết, cả những lời thoại mộc mạc, dân dã trong tiểu thuyết đều được tác giả khai thác triệt để. Song đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã có sự phát triển theo hướng sáng tạo riêng: Không dụng công lý giải nhân vật, phát triển tuyến truyện theo logic thông thường, mà dồn đẩy nhân vật vào những tình huống đầy tính đột biến, để nhân vật tự bộc lộ tính cách. Bộ phim thực sự lôi cuốn người xem bởi toàn cảnh bức tranh làng Đông được tái hiện lại một cách sinh động. Đặc biệt, tác giả khai thác triệt để dấu ấn văn hóa dân gian làng quê. Cách kết thúc truyện và số phận các nhân vật trong phim cũng có khác đi ít nhiều, như cảnh con trai chị Hơn hy sinh ngoài chiến trường, gây sự xúc động đạt tính nghệ thuật. Kết thúc cuộc đời Nguyễn Vạn trong tiểu thuyết là sự đổ vỡ, vì hối hận với tội lỗi gây ra cho Hạnh và vì cả hạnh phúc của Hạnh và Nghĩa nữa; còn kịch bản phim lại hướng vào nguyên nhân cái chết của Vạn là do áp lực của tập tục và dư luận. Với tiểu thuyết “Bến không chồng”, nhà văn Dương Hướng đã vẽ lên bức tranh làng Đông với những con người phải sống trong không gian tù túng ngột ngạt (những hủ tục lạc hậu của xã hội cũ, lời nguyền giữa hai dòng họ Nguyễn và Vũ) và bi kịch, nỗi đau của chiến tranh. Còn khi xây dựng thành phim, đạo diễn Lưu Trọng Ninh chỉ thể hiện sâu sắc những bi kịch của chiến tranh đối với người dân làng Đông, đặc biệt là qua trục nhân vật chính còn bi kịch lời nguyền của hai dòng họ không được đạo diễn chú ý. Việc “tái sinh” trong một loại hình nghệ thuật khác - điện ảnh, đã góp phần đưa “tác phẩm gốc” - tiểu thuyết “Bến không chồng” sống thêm một đời sống khác, phong phú hơn. Sự thành công của cả tiểu thuyết và phim là câu trả lời cho sự kiện tác phẩm được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác. Nhà văn Nga I.Bôn-đa-rép đã từng chia sẻ: “…cả thế hệ tôi đều kinh qua suốt cuộc chiến tranh, những người còn lại lác đác có thể đếm được… Cũng có thể vì vậy từ mặt trận trở về tôi cầm bút viết, cảm thấy mình mắc nợ với thế hệ mình, với những người mãi nằm lại trên chiến trường trong những chiến hào giờ đã bị phủ lấp. Có những người ký ức là sự trừng phạt, nhưng có những người ký ức là trách nhiệm. Tôi thuộc về loại sau”. Lời thú tội chân thành của nhân vật “tôi” như một sự tương giao, đồng điệu với các nhà văn Việt Nam thời kỳ hậu chiến. Và quả thực, đối với nhà văn Dương Hướng cũng vậy! Viết như để trả một món nợ lòng vẫn còn hằn nguyên từ ký ức! Nhà văn Dương Hướng sinh ngày 8-7-1949. Nguyên quán của ông xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông từng tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Sau hòa bình, ông công tác tại Cục Hải quan Quảng Ninh cho đến khi nghỉ hưu. Nhà văn Dương Hướng đã xuất bản được gần 10 tác phẩm, tiêu biểu như: “Gót son” (tập truyện, 1989), “Bến không chồng” (tiểu thuyết, 1990), “Trần gian đời người” (tiểu thuyết, 1991), “Người đàn bà trên bãi tắm” (tập truyện, 1995), “Tác phẩm chọn lọc Dương Hướng” (1997)... | MỘC LÂM
|
chồng, chiến tranh, miền bắc, hủ tục, tác phẩm, nhà văn, nhân vật, tiểu thuyết, bi kịch, tập truyện, hội nhà văn việt nam, ma văn kháng, quân Đội nhân dân, ký ức, lưu trọng ninh
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|