Một cái nhìn trực diện
14:59:00 22/03/2014
KTĐT - Tiểu thuyết "Xuyên qua cánh rừng" của Cầm Sơn chỉ gói gọn trong 250 trang in, nhưng cũng đủ sức lay thức bạn đọc về một đề tài khá nóng bỏng hiện nay: Nạn phá rừng, tiếp tay phá rừng và những cảnh mua chuộc, nịnh nọt, chạy chức, giữ ghế, chia chác lợi lộc của vài cán bộ trong ngành lâm nghiệp. Phải khẳng định, tác giả biết mình viết gì và khắc họa nên những hình tượng nhân vật với cá tính sắc nét. Ở đây, tác giả Cầm Sơn đã hiểu rõ, có vốn sống đầy đặn, và dũng cảm bóc mẽ một kiểu làm ăn đã và và đang nhức nhối từ nhiều năm qua. Cụ thể hơn đó là cảnh rút ruột rừng, những bất cập trong công tác quản lý, trồng mới, phủ xanh đất rừng. Với một hiện thực ngồn ngộn chi tiết, cứ tuôn chảy, làm cho bạn đọc sốt ruột, xót xa, thương cho những cánh rừng vô tội, những vạt rừng bị những kẻ thiếu trách nhiệm càn quấy. Hình ảnh sống động đến nỗi, đôi lúc người tư tưởng tác giả đã đứng ở đó, chứng kiến tất cả sự việc, chép lại, bày ra trước mặt bạn đọc, và ông cũng không thôi những tiếng nấc nghẹn… Càng đọc, càng thấy ngộp thở và thương rừng. Rừng không biết đấu tranh, rừng đơn phương độc mã chịu trận. Một cuốn sách ngồn ngộn hiện thực. Cầm Sơn đã đi xuyên cánh rừng, và hơn thế, ông hiểu mọi ngóc ngách của cánh rừng mà ông yêu quý, gắn với những kỷ niệm, hoài vọng và nhức nhối những nỗi đau. Ông cất lên tiếng nói, phơi bày, tố cáo trực diện những màn kịch mà một bộ phận quan chức của ngành đã làm, cùng hậu quả của nó. Đọc xong cuốn tiểu thuyết, tôi tin, nhiều người sẽ giật mình, nhất là những người đang làm trong lĩnh vực lâm nghiệp. Sẽ không ít người yêu rừng tự hỏi, đánh giá, quê hương mình còn lại bao nhiêu rừng? Chắc chắn, sẽ nhận được rất nhiều chia sẻ. Có thể nói, Cầm Sơn viết văn bằng cái dồn ứ của chuyện đời, bằng sự hối thúc nội tâm, bằng nhu cầu giải phóng năng lượng sáng tạo hơn là chú ý đến mẹo viết văn. Bởi thế, câu văn của ông không được trau chuốt. Nhiều câu còn dùng ngôn ngữ nói ngoài đời, làm giảm hàm lượng "văn" trong đó. Việc xây dựng tuyến nhân vật còn chưa rõ nét, một số nhân vật xuất hiện làm rối rắm các tình tiết, không có tác dụng thúc đẩy cho quá trình vận động của cốt truyện, do đó không làm bật lên được tác dụng của chính tác giả. Cuối cùng, điều tác giả làm được là sự hối thúc: Chúng ta phải tìm mọi cách để cứu rừng. Con người không thể quay lưng lại với rừng. Những thông điệp ấy sẽ được nhiều người nhớ, chia sẻ, bởi đó là những thông điệp nhân văn.
|
bạn đọc, tác giả, nhân vật, tiểu thuyết, lâm nghiệp, viết văn, phá rừng, hối thúc, hoài vọng, độc mã, chạy chức
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|