Hỏa ngục - cuốn sách hot nhất thế giới năm 2014

18:48:00 12/04/2014

Hỏa ngục - cuốn tiểu thuyết trinh thám của tác giả lừng danh Dan Brown, hiện đang gây “sốt” trên thị trường kể từ lúc bản dịch tiếng Việt ra mắt ngày 18/3. Đây là một thử nghiệm mới đầy thú vị của Dan Brown với câu chuyện trinh thám diễn ra vỏn vẹn chỉ trong vòng 24 giờ cũng có thể được xem như một thách thức mới với dịch giả Nguyễn Xuân Hồng. Sở dĩ như vậy bởi Mật mã De Vinci, Thiên thần và ác quỷ và đặc biệt, Biểu tượng thất truyền của Dan Brown do chính Xuân Hồng dịch trước đây, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Mỗi tác phẩm mới của nhà văn người Mỹ luôn được ngóng đợi và lập tức trở thành “bom tấn”, luôn dẫn đầu các danh mục tiêu thụ sách trên toàn cầu.

Hỏa ngục - cuốn tiểu thuyết trinh thám của tác giả lừng danh Dan Brown, hiện đang gây “sốt” trên thị trường kể từ lúc bản dịch tiếng Việt ra mắt ngày 18/3. Đây là một thử nghiệm mới đầy thú vị của Dan Brown với câu chuyện trinh thám diễn ra vỏn vẹn chỉ trong vòng 24 giờ cũng có thể được xem như một thách thức mới với dịch giả Nguyễn Xuân Hồng. Sở dĩ như vậy bởi Mật mã De Vinci, Thiên thần và ác quỷ và đặc biệt, Biểu tượng thất truyền của Dan Brown do chính Xuân Hồng dịch trước đây, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Mỗi tác phẩm mới của nhà văn người Mỹ luôn được ngóng đợi và lập tức trở thành “ bom tấn ”, luôn dẫn đầu các danh mục tiêu thụ sách trên toàn cầu .

Dịch giả cuốn "Hỏa ngục" - cuốn sách gây sốt toàn thế giới của tác giả Dan Brown

Có vẻ như tính trinh thám ở cuốn tiểu thuyết mới này không đậm đặc như các cuốn trước... nhưng tính hấp dẫn không hề giảm bớt bởi tác phẩm vẫn tràn ngập những thông tin, chi tiết về rất nhiều địa danh, công trình, tác phẩm văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo... và nội dung câu chuyện gắn với một vấn đề thời sự có tính toàn cầu: tình trạng quá tải dân số.

Một người thông minh và khoáng đạt - Đã có trong tay 59 cuốn sách dịch ở nhiều thể loại - Dần đi tới thành công một cách vững vàng... - Nguyễn Xuân Hồng là một cái tên được nhiều người trong giới xuất bản biết đến về sự chỉn chu, cẩn trọng, nghiêm túc và say hết mình vì công việc.

Không chỉ đọc và tìm những điểm mới xuất sắc của tác phẩm, người đọc bây giờ còn có nhu cầu xem bản dịch có hay, có đúng, có hấp dẫn được như nguyên bản hay không? Dịch một tác phẩm, dịch giả luôn phải cố gắng hiểu được tác phẩm gốc một cách sâu nhất để vượt qua những thách thức về thủ pháp nghệ thuật, phương pháp tu từ cũng như khối lượng kiến thức mà tác giả đưa vào tác phẩm, từ đó chọn cách chuyển ngữ phù hợp. Xuân Hồng luôn tìm hiểu cặn kẽ về những khái niệm khoa học, nét văn hóa hay những địa danh được đề cập trong tác phẩm để có thể dịch đạt nhất. Trong nhiều đoạn, anh còn bổ sung thêm những thông tin tìm hiểu được vào trong tác phẩm dịch dưới dạng các chú thích để giúp độc giả có thêm thông tin. Một số người cho rằng như thế sẽ làm rối nội dung và sai lệch bố cục tác phẩm nhưng theo Xuân Hồng, dịch giả là người có thể hiểu tác phẩm gốc sâu nhất mà còn phải tra cứu thì độc giả sẽ rất khó khăn trong việc hiểu tác phẩm, chưa kể có những chi tiết không thể chuyển dịch hết do những điểm khác biệt không thể khắc phục được về ngôn ngữ, văn hóa...

Xuân Hồng tại buổi ra mắt cuốn Hỏa ngục

Nói về con đường đã dẫn mình tới nghề dịch thuật vinh quang nhưng cũng đầy nhọc nhằn, Xuân Hồng kể: “Tôi có năng khiếu hội họa từ bé, trong gia đình lại có nhiều người làm trong ngành xây dựng nên tôi dự định theo nghề kiến trúc chứ không nghĩ sẽ gắn với nghiệp dịch thuật. Âu cũng là cái duyên!”.

Như bao người của thế hệ 7X, Xuân Hồng bắt đầu học ngoại ngữ với tiếng Nga, sau chuyển sang tiếng Pháp và “bén duyên” với tiếng Anh khi bước vào lớp 11. Xuân Hồng nhớ lại, thời học cấp 2, anh không có tí năng khiếu nào với ngoại ngữ (tiếng Nga) nhưng lúc tiếp xúc với tiếng Pháp (lớp 10) và một năm sau đó là tiếng Anh, anh lại rất thích. Đặc biệt, ngay từ khi đó, anh đã thích dịch. Anh kể rằng tất cả những bài text trong sách giáo khoa anh đều dành thời gian dịch và viết ra giấy rồi dán vào sách.

Nhưng quyết định theo hẳn nghiệp ngoại ngữ của Xuân Hồng lại nhờ sự định hướng và lời khuyên từ thầy giáo chủ nhiệm của anh ở Trường THPT Lý Thường Kiệt (nay là trường Việt Đức) - thầy Lê Đình Mai, người nổi tiếng về bình thơ và là bạn đồng môn đại học với nhà thơ quá cố Phạm Tiến Duật.

“Những năm là học sinh của thầy, tôi thường được thầy chọn đi thi học sinh giỏi văn của quận, thành phố. Khi chuẩn bị thi đại học, biết tôi định theo nghề kiến trúc, thầy đã khuyên tôi nên chọn thi khối D để phát huy thế mạnh về ngoại ngữ và văn của mình, đỡ mất nhiều công sức ôn tập, phù hợp với sức khỏe của tôi khi đó cũng như điều kiện kinh tế của gia đình. Vậy là tôi nghe theo thầy”, Xuân Hồng nhớ lại.

Hỏa ngục, bộ truyện trinh thám cua tác giả lừng danh Dan Brown ra mắt khán giả Việt nam

Do không có điều kiện để ôn thi chu đáo, anh cố gắng tự học bằng cách dành dụm tiền mua tài liệu, sách giống với những bạn bè cùng chọn thi Khối D rồi tự mày mò học, chỗ nào không hiểu lại mượn vở của bạn để xem hoặc nhờ bạn giảng lại. Và anh chọn vào khoa tiếng Anh chuyên ngành dịch thuật của Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tác phẩm đầu tiên Xuân Hồng dịch khi anh vừa hết năm đầu tiên đại học. Tình cờ mượn và đọc xong cuốn truyện có nhan đề The Island of Blue Dolphins (Đảo cá heo xanh), anh thấy thích và quyết định dịch ra tiếng Việt. Đầu tiên chỉ để cho vui và thỏa mãn ý thích của riêng mình. Nhưng khi dịch xong, với mong muốn được nghe ý kiến đánh giá của những người có chuyên môn, anh đánh bạo mang bản thảo dịch của mình tới Nhà xuất bản Kim Đồng. “Tôi vô cùng sung sướng khi bản dịch được các cô chú biên tập viên Nhà xuất bản đánh giá cao và chấp thuận đưa vào kế hoạch xuất bản. Tuy nhiên, số phận cuốn sách ấy khá lận đận khi phải 8 năm sau mới ra mắt bạn đọc. Nhưng bù lại, tôi trở thành một cộng tác viên dịch của Nhà xuất bản Kim Đồng và 16 cuốn sách tôi dịch lần lượt ra mắt bạn đọc trong khoảng thời gian 8 năm đó...”.

Dịch giả Xuân Hồng tại buổi ra mắt "Hỏa ngục"

Xuân Hồng nói rằng, một cái “duyên” nữa đưa anh đến với nghiệp dịch là quyết định đi làm của anh. Trước khi ra trường, anh xin vào Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới) thực tập nhưng sau khi tốt nghiệp năm 1998, anh lại trở thành phiên dịch viên cho một công ty xây dựng của Nhật ở Hải Phòng. “Làm được một tháng thì tôi về thăm nhà. Vừa về đến cửa thì có điện thoại của anh Trần Đoàn Lâm, lúc ấy là Trưởng ban tiếng Anh của Nhà xuất bản Thế giới, bây giờ là Giám đốc, gọi đến chơi. Trong câu chuyện hai anh em, anh ấy hỏi tôi về chuyện học hành, đi làm và chủ động đề xuất giới thiệu tôi về Nhà xuất bản làm việc nếu tôi muốn. Không nghĩ ngợi nhiều, tôi gật đầu đồng ý ngay vì biết Nhà xuất bản Thế giới chính là cái nôi đào tạo về dịch thuật và văn hóa Việt Nam với những tên tuổi như bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, nhà văn hóa Hữu Ngọc, dịch giả Đặng Thế Bính”. Xuân Hồng không giấu được vẻ hồ hởi khi nói rằng quyết định về làm việc ở một “cơ quan nhà nước, lương ba cọc ba đồng” đó của anh là một quyết định đúng đắn vì anh được rèn luyện và theo đuổi công việc mình yêu thích.

“Tôi trưởng thành trong nghề dịch nhờ được sự dìu dắt của những đàn anh trong nghề như anh Trần Đoàn Lâm. Anh Lâm thật sự là pho “từ điển sống” với những kiến thức uyên bác về văn hóa, tôn giáo, lịch sử, lại sử dụng thành thạo 4 ngoại ngữ. Chính anh là người chỉ bảo tôi và nhiều đồng nghiệp khác từ cách sử dụng cho đúng các dấu câu trong tiếng Anh đến sự cẩn trọng trong nghề dịch. Tôi luôn ngưỡng mộ và coi anh như một người thầy”.

Theo đuổi công việc biên tập sách ngoại ngữ suốt tám năm rưỡi ở Nhà xuất bản Thế giới, hiện Xuân Hồng chuyển sang làm báo, một công việc anh cũng rất yêu thích. Dù rất bận rộn với vị trí Thư ký tòa soạn, Xuân Hồng cho biết anh vẫn cố gắng dành thời gian dịch sách như một cách rèn luyện nghề. Tới cuốn Hỏa ngục này, anh đã kịp hoàn thành 59 cuốn sách dịch với đủ kích cỡ, thể loại gồm hơn 40 đầu sách dịch sang tiếng Việt và gần 20 đầu sách dịch sang tiếng Anh. “Tôi sẽ tiếp tục dịch để đưa tới bạn đọc thêm những tác phẩm mới. Chắc chắn dịch sách là cái nghiệp của tôi rồi!”. Một người có năng lực, trách nhiệm và đầy nhiệt huyết, Nguyễn Xuân Hồng luôn cố gắng hoàn thành công việc ở mức cao nhất và anh luôn cảm thấy hạnh phúc với công việc dịch thuật mà anh theo đuổi.

Ngoài việc đưa các tác phẩm văn học, văn hóa, khoa học, kinh tế, y học... của nước ngoài đến với bạn đọc Việt Nam, Xuân Hồng cũng dịch nhiều tác phẩm của Việt Nam sang tiếng Anh. Trong số đó, phải kể đến các cuốn nằm trong series sách về 54 dân tộc Việt Nam như: The Yao People in Viet Nam (Người Dao ở Việt Nam), NXB Thông tấn năm 2006; The Bahna in the Central Highlands of Viet Nam (Người Bahna ở Tây Nguyên) NXB Thông tấn năm 2007; 54 ethnic groups in Viet Nam (54 dân tộc Việt Nam), NXB Thông tấn năm 2008; The Muong in Viet Nam (Người Mường ở Việt Nam), NXB Thông tấn năm 2009; The Giay in Viet Nam (Người Giáy ở Việt Nam), NXB Thông tấn năm 2012; The Lự in Viet Nam, NXB Thông tấn năm 2012; The Cor in Viet Nam, NXB Thông tấn năm 2013; The Pà Thẻn in Viet Nam, NXB Thông tấn năm 2013.

Anh cũng là dịch giả của các cuốn sách được bạn bè các nước đánh giá tốt như: Outstanding Vietnamese generals prior to the 19th Century (Các tướng lĩnh Việt Nam kiệt xuất trước thế kỷ 19), NXB Thế giới năm 2006; 60 Years of Viet Nam Propagation Posters and Pictures, 1945-2005 (60 năm tranh cổ động Việt Nam, 1945-2005), NXB Cục Văn hóa Thông tin cơ sở năm 2006; Rickshaw-Bicycle-Pedicab in Viet Nam (Xe kéo, xe đạp và xích lô ở Việt Nam), NXB Thông tấn năm 2007; Modernity and Nationality in Vietnamese Cinema (Tính dân tộc và tính hiện đại trong điện ảnh Việt Nam), tác giả Ngô Phương Lan, NXB Jogja-NETPAC Asian Film Festival - Network for the Promotion of Asian Cinema -Galangpress Indonesia năm 2007; For the Love of Vietnam (Điệp viên 022), tác giả Huong Keenleyside, NXB Janus Publishing Co., Ltd., UK năm 2007...

Tuyết Lan


Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
DANH MỤC
TIN TỨC
THỐNG KÊ

Hôm nay: 1
Tháng : 1
Năm : 1