Ứng xử hợp lý với văn hóa đọc

08:47:00 25/04/2014

Giới trẻ ngày càng ít tiếp cận với sách công cụ, chủ yếu thiên về dòng sách giải trí. Tuy nhiên, xét về tính chất, cả hai dòng sách đều là nguồn cung cấp kiến thức nếu người sử dụng có ứng xử hợp lý.

Các thư viện cần bổ sung sách công cụ cho sinh viên

CôngThương - Qua một số cuộc khảo sát cho thấy người trẻ Việt đa phần chỉ thích đọc dòng sách giải trí vì tính nhẹ nhàng, ít phải suy nghĩ, chiêm nghiệm so với sách khoa học, sách công cụ gồm: triết học, văn hóa học, nghệ thuật học, kinh tế học…, phải suy tư, tốn nhiều thời gian nghiền ngẫm, tìm hiểu.

Tại Tọa đàm Sách công cụ và sách giải trí trong văn hóa đọc, PGS-TS. Nguyễn Thị Minh Thái lưu ý, cần phải chú ý đến việc đọc sách của sinh viên, sách công cụ chứ không phải sách giải trí. Sách công cụ trong các trường đại học hiện nay đang thiếu, không những thế chúng ta còn hạn chế trong cách tổ chức cho sinh viên, đối tượng chính của việc đọc sách. Do đó, nhằm cứu nền văn hóa đọc, trước hết cần quan tâm đến việc tăng thêm sách công cụ trong trường đại học, bên cạnh đó cần có cách tổ chức nhiều chương trình về sách cho sinh viên.

Sách giải trí hiện nay có nhiều trên thị trường, tuy nhiên cách đọc nó không dễ và cần phải có văn hóa. Tại tuần sách TP.Hồ Chí Minh vừa qua cho thấy, đây là hội sách được nhận xét thành công lớn khi thu về trên 38 tỷ đồng, 70% số người đến hội sách là thanh niên. Nhưng điều đáng nói lại nằm ở chỗ 10 cuốn sách được coi là bán chạy nhất tuyệt nhiên không có tên cuốn sách công cụ.

PGS-TS. Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng, một đất nước muốn phát triển thì phải có sách công cụ, song loại sách này phải được sử dụng như thế nào. Trước hết, những người đứng đầu nhà nước, các nhà quản lý luôn phải hiểu đến bản chất kiến thức từ số sách công cụ ấy. Thứ hai, các thư viện cần phải có khối lượng lớn là sách công cụ cho những đối tượng là sinh viên và nhà nghiên cứu. Thứ ba, tất cả các trường đại học đều phải có sách công cụ riêng mà trường đó đào tạo chuyên môn. Có như vậy, việc đọc sách mới mang lại kết quả thực tế và sâu rộng từ nhà trường, trong gia đình đến toàn xã hội.

Tại các hội sách hay tuần lễ sách ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vừa qua, hoàn toàn vắng bóng sách công cụ và hầu như chỉ có sách giải trí. Rõ ràng, theo PGS-TS. Nguyễn Thị Minh Thái, chợ sách ấy là sự “nở hoa” của kinh tế thị trường mà trong ấy thiếu vắng hoàn toàn sách công cụ, sách khoa học, cũng theo đó mà vắng một bộ phận người đọc sách nhằm thúc đẩy xã hội tiến lên, đó là sinh viên trong các trường đại học. Đây là thực trạng đáng quan ngại khi hiện nay sinh viên ra trường rất kém và không thể thực hiện được công việc vì phần lớn thiếu vắng nền tảng về văn hóa nói chung. Sách giải trí hiện nay có nhiều trên thị trường, tuy nhiên cách đọc nó không dễ và cần phải có văn hóa. Tại tuần sách TP.Hồ Chí Minh vừa qua cho thấy, đây là hội sách được nhận xét thành công lớn khi thu về trên 38 tỷ đồng, 70% số người đến hội sách là thanh niên. Nhưng điều đáng nói lại nằm ở chỗ 10 cuốn sách được coi là bán chạy nhất tuyệt nhiên không có tên sách công cụ.

Trên thực tế, những kiến thức xã hội đều có trong sách, báo, phương tiện thông tin truyền thông…, gọi chung là sách giải trí. Đọc nghĩa là học mà giải trí tức là học trong con chữ. Cho nên, cần ứng xử như thế nào với văn hóa đọc cho hợp lý là điều đáng quan tâm hiện nay. “Một trong những bi kịch lớn nhất của người đọc sách là đọc không vỡ chữ, nguy hiểm nhất xảy ra đối với hai đối tượng: Một là lớp trẻ học trong các trường đại học; hai là đối tượng chuyên làm việc với chữ, đó là nhà phê bình văn học. Cho nên, nhà phê bình phải chọn lựa giữa hai loại sách. Một là sách công cụ lý luận văn học; hai là sách văn học nhưng không để giải trí mà để vỡ chữ, giới thiệu cho những người đọc khác thông qua việc đọc vỡ chữ của mình để đọc vỡ chữ một lần nữa tác phẩm ấy”- bà Thái nhấn mạnh.

Bảo Thoa

Các thư viện cần bổ sung sách công cụ cho sinh viên

PHẢN HỒI

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
DANH MỤC
TIN TỨC
THỐNG KÊ

Hôm nay: 1
Tháng : 1
Năm : 1