Đứng thứ nhất là Giết con chim nhại - cuốn tiểu thuyết kinh điển mang đậm yếu tố Gothic nói về niềm tin của con người vào nhân quyền của nữ nhà văn Mỹ Harper Lee. Cuốn tiểu thuyết rất được yêu chuộng, thuộc loại bán chạy nhất thế giới với hơn 10 triệu bản, được xuất bản vào năm 1960 và đã giành được giải Pulitzer năm 1961.
|
“Giết con chim nhại” là một câu chuyện bao gồm nhiều mô-típ, như sự ích kỷ, thù hận, lòng dũng cảm, sự kiêu hãnh, định kiến, và các giai đoạn trong cuộc đời, đặt trong bối cảnh cuộc sống miền Nam nước Mỹ. |
20 tựa sách có mặt trên danh sách này được bình chọn bởi các độc giả từ trẻ đến già qua chiến dịch thăm dò ý kiến qua mạng xã hội. Trong đó, có cả hai nhà văn lão làng khác là Mary Beard và Joanna Trollope cũng tham gia bình chọn cùng với hơn 7.000 người khác. Trong đó, câu chuyện về Atticus Finch, vị luật sư bào chữa cho một người đàn ông da đen bị cáo buộc cưỡng hiếp một phụ nữ da trắng, của bà Harper Lee dẫn đầu danh sách.
“Nhân quyền là một vấn đề hết sức quan trọng trên toàn thế giới, bởi nó đang bị xem nhẹ. Tác phẩm “Giết con chim nhại” cho chúng ta hi vọng vào sức mạnh của công lý và bình đẳng có thể chiến thắng được định kiến và sự đàn áp của những kẻ lộng quyền và phân biệt chủng tộc”, Shami Chakrabarti, người đứng đầu tổ chức nhân quyền Liberty nói.
|
Luật sư Shami Chakrabarti, người được chọn làm giám khảo cho giải văn học Bailey năm sau |
Bà Chakrabarti cũng bình chọn cuốn Giết con chim nhại của Harper Lee là tác phẩm có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong văn hóa của chúng ta hiện nay. “Atticus Finch sẽ mãi là một tấm gương sáng cho các thế hệ luật sư trên toàn thế giới và là lời nhắc nhở rằng luật sư là công bằng. Nó không thiên vị bất cứ ai”, Chakrabarti nói thêm.
Đứng thứ hai, là tiểu thuyết đầu tiên của nhà văn Margaret Atwood, tựa đề The Handmaid's Tale (Chuyện người tì nữ). Xuất bản năm 1985, The Handmaid's Tale là câu chuyện viễn tưởng về một xã hội trong đó phụ nữ chỉ được coi như những cái máy sinh sản. Tác phẩm từng được giải Governor General của Canada năm 1985 và lọt vào chung khảo giải Booker 1986.
Tuy trong quá khứ, đã có lần tiểu thuyết này đã bị các bậc phụ huynh phản đối khi cho rằng nó quá bạo lực, thô tục và không phù hợp cho thiếu niên dưới 17 tuổi. Nhưng có vẻ việc này cũng không đủ để ngăn tác phẩm này lọt vào danh sách 100 tiểu thuyết để đời do tờ Telegraph (Anh) bình chọn.
Jane Eyre của Charlotte Bronte đứng thứ ba, tiếp theo là loạt truyện Harry Potter của nhà văn JK Rowling.
Nằm trong top 10 tiểu thuyết còn có Wuthering Heights (Đồi gió hú), Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và Định kiến), Rebecca, Little Women (Những phụ nữ nhỏ bé), I Capture the Castle (Tôi giành được lâu đài), và The Secret History (Lịch sử bí mật) của nhà văn Donna Tartt.
Danh sách 20 sách có tầm ảnh hưởng nhất của các tác giả nữ:
1. To Kill a Mockingbird – Harper Lee
2. The Handmaid's Tale – Margaret Atwood
3. Jane Eyre – Charlotte Bronte
4. Harry Potter – JK Rowling
5. Wuthering Heights – Emily Bronte
6. Pride and Prejudice – Jane Austen
7. Rebecca – Daphne du Maurier
8. Little Women – Louisa May Alcott
9. The Secret History – Donna Tartt
10. I Capture the Castle – Dodie Smith
11. The Bell Jar – Sylvia Plath
12. Beloved – Toni Morrison
13. Gone With the Wind – Margaret Mitchell
14. We Need To Talk About Kevin – Lionel Shriver
15. The Time Traveller's Wife – Audrey Niffenegger
16. Middlemarch – George Eliot
17. I Know Why the Caged Bird Sings – Maya Angelou
18. The Golden Notebook – Doris Lessing
19. The Colour Purple – Alice Walker
20. The Women's Room – Marilyn French
Bảo Toàn (Theo The Guardians)