Cuối năm gây sóng làm khó cho nhau

01:30:00 10/12/2013

Tỷ giá ổn định suốt hai năm qua bỗng đột nhiên dậy sóng không chỉ vì những nguồn cơn xa xô mà không không hề có tín hiệu nào từ chính sách hay cung cầu ngoại hối.

Muốn yên cũng khó

Đầu tháng 12/2013, tỷ giá bất ngờ sóng nhẹ, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lập tức tuyên bố không có chuyện điều chỉnh tỷ giá. Đây là diễn biến bất ngờ vì USD tăng giá khi cung cầu ngoại tê trong hệ thống NH suốt thời gian qua không có gì đột biến. Thậm chí, các NH có dấu hiệu ứ ngoại tệ, nguồn cung tỷ giá tăng như xuất siêu trong tháng 11, đầu tư nước ngoài tăng, cán cân thanh toán thặng dư...

Việc tăng tỷ giá được NHNN xác định là do những tác động tâm lý từ những bản báo cáo về kinh tế, tiền tệ mới đây. Theo đó, các báo cáo đều cho rằng phá giá VND từ 2% - 4% trong 2014. Việc này gây ra tình huống như sau tết 2013 khi một số chuyên gia đề xuất về việc nới tỷ giá khiến thị trường một phen rúng động.

Cụ thể, trong báo cáo đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 11 tháng qua của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia về tỷ giá vào ngày 4/12 nhận định: “Chính sách tỷ giá cần tiếp tục ổn định nhưng nên xác lập một ngang giá tiền tệ mới trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã xác lập một mặt bằng giá mới”.

Tỷ giá dậy sóng vì thông tin bất ngờ.

Một báo cáo khác của Trung tâm nghiên cứu độc lập BIDV phát đi cùng ngày 4/12 lại “Dự báo, với mức điều chỉnh 2% - 4% và biên độ dao động 1% được giữ đến cuối năm 2014, tỷ giá USD/VND sẽ khoảng 21.400 - 22.000 hướng đến hỗ trợ xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại, cán cân tổng thể”.

Những nhận định được tung ra trong thời điểm cuối năm đã được không ít người ‘nhạy cảm’ kết nối để tạo nên những biến động. Trong hai ngày tiếp theo, tỷ giá dù chưa vượt quá mức 21.200 đồng/USD như có thời điểm trong năm đã từng chạm tới nhưng mức 21.140 – 21.180 – tăng 50 đồng đã được các nhà quản lý cảm nhận là có chuyện.

Một điều đáng chú ý, cả hai bản báo cáo đều đánh giá rất cao việc ổn định tỷ giá trong thời gian qua và khuyến khích mọt chính sách ổn định tỷ giá trong thời gian tới, Cả hai báo cáo đều thể hiện niềm tin vào nguồn cung ngoại tệ ổn định và khả năng làm chủ chính sách điều hành của cơ quan quản lý.

Tuy vậy, cả hai đều đưa ra kỳ vọng có những thay đổi về tỷ giá, BIDV cho tằng với mức điều chỉnh 2% - 4% và biên độ dao động 1% được giữ đến cuối năm 2014, tỷ giá USD/VND sẽ khoảng 21.400 - 22.000.. Còn Ủy ban giám sát lại cho rằng cần xác lập một mặt bằng giá mới.

Tuy nhiên, những nhà quản lý lại có một cơ sở niềm tin khách. Cụ thể, về dự trữ nếu như vào giữa năm 2011, dự trữ ngoại hối Việt Nam được cho là mỏng khoảng 3 – 5 tuần thì thời gian qua NHNN đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ nâng dự trữ lên 13 tuần nhập khẩu.

Trong khi đó,các yếu tố có thể tác động ‘nóng’ đến tỷ giá như: thi trường vàng, tín dụng ngoại tệ dần được siết chặt. Quan hệ mua bán ngoại tệ thay thế cho vay mượn đã hình thành nên gần như cắt hẳn cơn sốt vốn âm ỉ và thường bùng phát khi có cơ hội trong cung cầu tỷ giá.

Vậy những đề xuất này có phải để cổ vũ cho quan điểm kinh tế bắt đầu hồi phục, cần nới tỷ giá để kích thích xuất khẩu hay là chỉ những đề xuất chủ quan riêng?.

Cầu ôn định để làm ăn

Ngay sau có biến động tỷ giá và có được thông điệp từ NHNN, Tổng giám đốc một công ty thương mại có thế mạnh xuất khẩu nông sản ở Hà Nội cho biết: bây giờ, quan trọng là phải có hợp đồng lâu dài để xuất khẩu chứ tôi không cầu đồng lãi lớn từ biến động tỷ giá.Kinh tế khó khăn đã đủ thứ phải tính toán, chả ai mong gì thêm một yếu tố quan trọng trong kinh doanh biến động. Ổn định vẫn dễ tính hơn”.

Câu chuyện này tương tự tâm sự của một DN xuất khẩu cá tra ở An Giang đầu năm 2013, tiếp xúc với đoàn làm việc của NHNN ngay sau những biến động tỷ giá vì những đồn đoán trên thị trường, vị giám đốc này khẳng định: “tôi chuyên làm xuất khẩu nhưng cái cần nhất vẫn là tỷ giá ổn định. Ổn định mới dám tính làm ăn lâu dài, mới có bạn hàng ổn định. Mình làm mà cũng không tự tin thì ai dám chơi với mình”.

Khẳng định về cơ sở điều hành tỷ giá ổn định trong thời gian tới, Phó Thống đốc Lê Minh Hưng đã cho biết: NHNN đã cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố như cung – cầu ngoại tệ ổn định, tỉ giá giao dịch liên ngân hàng vẫn dưới giá mua vào của Sở giao dịch NHNN. Chính nhờ sự ổn định của tỉ giá và giá giao dịch giữa các NHTM thấp hơn mức mua vào 21.100 đồng/USD của NHNN mà thời gian qua NHNN đã mua vào một lượng ngoại tệ tương đối lớn cho dự trữ quốc gia.

Ổn định tỷ giá góp phần tạo niềm tin cho toàn thị trường.

Tỉ giá ổn định không chỉ được hỗ trợ bởi cung – cầu của thị trường mà còn nhiều yếu tố tích cực khác như cán cân thanh toán thặng dư, xuất nhập khẩu tăng trưởng. Dự báo cán cân thanh toán năm 2013 thặng dư từ 1,5 – 2 tỉ USD. Cán cân vãng lai cũng thặng dư liên tục từ đầu năm vào đến cuối quý III dự kiến thặng dư 7,2 tỉ USD. Dự báo năm 2013 là năm thứ 2 liên tiếp cán cân vãng lai thặng dư sau nhiều năm bị tăng trưởng âm với mức thặng dư khoảng 6% GDP tương đương 2,5-3 tỉ USD.

Đứng trước tình huống hiện nay, với kinh nghiệm theo dõi tỷ giá trong nhiều năm trước, một chuyên gia tài chính cho biết: Tỷ giá luôn là vấn đề nhạy cảm. Mỗi một lần điều chỉnh tỉ giá có tác động to lớn tới không chỉ chính sách tiền tệ mà còn tác động tới cân đối vĩ mô khác.

Thời gian qua, việc ổn định tỷ giá là một thành công lớn bên cạnh chính sách tiền tệ thắt chặt chống lạm phát. Điều này khôn chỉ giúp ổn định vĩ mô mà còn tạo được lòng tin lớn của toàn thị trường cũng như lòng tin của nhà đầu tư vào Việt Nam.

“Ổn định luôn là điều kiện cần thiết của chính sách tiền tệ, nó càng cần thiết hơn khi nền kin tế vẫn cọi trọng nhiệm vụ ổn định vĩ mô, tái cơ cấu và phát triển bền vững”, vị chuyên gia này khẳng định

Ngọc Sơn


Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
DANH MỤC
TIN TỨC
THỐNG KÊ

Hôm nay: 1
Tháng : 1
Năm : 1