Hans Chiristian Andersen
Tới Đan Mạch,
“người quen” đầu tiên mà bạn phải tới thăm chính là Andersen. Hans
Christian Andersen là bậc thầy truyện cổ tích trên thế giới, trong suốt cuộc
đời mình, ông đã viết 108 câu chuyện cổ tích và thơ ca, du ký, tự truyện… trong
đó “Nàng tiên cá”, “Vịt con xấu xí”, “Bộ quần áo mới của Hoàng đế”, “Cô bé bán
diêm” đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng các bạn đọc.
Gia cảnh nhà Andersen vô cùng nghèo khó, nhưng ông
lại có lý tưởng vĩ đại. Lúc đầu, ông quyết tâm làm một diễn viên, năm 14 tuổi,
một mình ông tới thủ đô của Đan Mạch là Copenhagen,
bắt đầu con đường thực hiện ước mơ của mình. Ông khắc phục muôn vàn khó khăn
trong cuộc sống, bằng nghị lực phi thường của mình để học văn hóa. Ông vốn định
học vũ đạo và diễn kịch, nhưng đi tới đâu cũng gặp phải khó khăn. Sau đó ông
học thanh nhạc, rồi lại vì cổ họng bị khàn mà đành rời khỏi trường âm nhạc.
Nhưng ý chí ngoan cường của ông vẫn không hề bị đánh đổ, ông lại hạ quyết tâm
học sáng tác văn học, dùng ngòi bút của mình viết ra những nỗi bất công của
nhân gian. Năm 30 tuổi, ông cho ra đời tác phẩm cổ tích đầu tiên. 40 năm sau
đó, Andersen một lòng một dạ đầu tư vào việc sáng tác truyện cổ tích. Trong đó,
câu chuyện “Vịt con xấu xí” dường như kể về quá trình thành danh của Andersen
và những cảm xúc của ông: “Cho dù sinh ra giữa bầy vịt bình thường hay giữa
những chú thiên nga, đối với tôi mà nói, không có gì khác biệt”.
Nhà văn nổi tiếng này cả đời không lấy vợ. Câu
danh ngôn “Du lịch chính là cuộc sống” là tôn chỉ sống của ông. Trong quá trình
chu du khắp nơi, nơi nào ông cũng phát hiện ra đề tài để viết truyện. Các câu
chuyện cổ tích của ông đã trưởng thành cũng rất nhiều thế hệ trẻ con trên toàn
thế giới này.
Mark Twain
Mark Twain là người đặt nền móng cho văn học chủ
nghĩa hiện thực phê phán của Mỹ, là bậc thầy truyện ngắn nổi tiếng thế gới. Ông
được mọi người ca tụng là “Người mở đầu thực sự cho văn học dân tộc Mỹ”, “Bậc
thầy hài hước”, “Lincohn của văn học Mỹ”. Ông từng trải qua quá trình phát
triển đi từ chủ nghĩa tư bản tự do tới chủ nghĩa đế quốc của Mỹ, tư tưởng và
các sáng tác của ông cũng thể hiện một giai đoạn từ sự vui vẻ tới châm biếm sâu
cay, và sau cùng là thái độ bi quan, chán ghét cuộc sống.
Mark Twain tên thật là Samuel Langhorne Clemens,
từ nhỏ đã phải tự học nghề, từng làm công nhân sắp chữ, thủy thủ trên sông
Missisipi, làm trong quân đội, ngoài ra còn tự mình kinh doanh gỗ, khoáng sản
và làm trong ngành xuất bản. Năm 1816, ông theo anh trai tới bang Nevada, từng
buôn bán cổ phiếu, đi đào vàng, sau đó viết tin tức cho một tờ báo, rất được
mọi người hoan nghênh. Năm 1863, ông bắt đầu dùng bút danh Mark Twain.
Những sáng tác thời kỳ đầu của ông như truyện ngắn
“Chạy chức thống đốc” đã dùng bút pháp hài hước, châm biếm để đả kích sự vô lý
trong “tuyển cử dân chủ” và bản chất của “thiên đường dân chủ” nước Mỹ. Các tác
phẩm giai đoạn giữa như tiểu thuyết “Thời kỳ vàng son”, tiểu thuyết “Những cuộc
phiêu lưu của Huckleberry Finn”… được viết bằng ngòi bút thâm trầm, sâu cay để
đả kích và lột trần bọn đầu cơ của Mỹ, những kẻ coi trọng đồng tiền và cả hiện
thực xã hội đen tối, nạn phân biệt chủng tộc đang hoành hành ở Mỹ như một trận
ôn dịch. Câu chữ trong các tác phẩm của Mark Twain rõ nét, có sức truyền tải và
rất đặc biệt, ông đã dùng sự hài hước của mình để chinh phục cả thế giới.
Sách do công ty TNHH văn hóa Đinh
Tị phát hành trên toàn quốc.