Bí quyết chung sống hòa thuận giữa cha mẹ và con cáiMã sản phẩm: http://www.minhlongbook.com.vn/bi-quyet-chung-song Tác giả: Chu Tranh, Mộc Mộc Nhà xuất bản: VHTT Năm xuất bản: 2012 Có 124 lượt xem, từ ngày 12/03/2014
Bình chọn:
Giá bán:
45.000 đ
Trọng lượng: 230g
Cuốn sách miêu tả lại những tình huống thường gặp trong cuộc sống hàng ngày giữa cha mẹ và con cái, những mâu thuẫn, những cuộc tranh cãi… Từ đó có thể biết rõ hơn về sự mâu thuẫn tính cách giữa cha mẹ và con cái. Xem thêm
- Tìm hiểu ngôn ngữ của trẻ - Tìm hiểu nội tâm của trẻ - Tìm hiểu tính cách của trẻ - Không dùng tình cảm quản lí trẻ - Làm như vậy sẽ tổn thương đến trẻ - Dễ dàng thay đổi tính cách của trẻ Vượt lên số phận Nhắc đến số mệnh, mọi người luôn coi nó là lực lượng thần bí tồn tại ngoài cơ thể và tâm hồn của chúng ta. Dường như khi đứng trước số mệnh, sự cố gắng của chúng ta trở nên yếu ớt và nhỏ bé. Nó quyết định tất cả cuộc sống của chúng ta, có thể làm chúng ta hạnh phúc hay đau khổ, thành công hay thất bại. Mong con thành tài là tâm nguyện của tất cả cha mẹ. Nhưng số phận của một con người thế nào, có thành tài hay không lại có liên quan mật thiết đến tính cách của họ. Vì thế, “tính cách quyết định vận mệnh” thường được mọi người nhắc tới. Tính cách rất gần với chúng ta, nhưng dường như lại rất xa, khiến ta có cảm giác không thể đoán biết được. Trong cuốn sách “Giới hạn của tôi chính là kỳ vọng của họ” đã nói rằng: “Tính cách là thứ đặc biệt không thể nắm bắt được, là thứ khiến chúng ta khác biệt với bất cứ ai”. Lí luận tâm lí học hiện đại cho thấy, sự hình thành tính cách của con người được quyết định bởi thời thơ ấu của họ. Nói cách khác, đó chính là cách thức và thái độ giáo dục của cha mẹ đối với con cái, tạo nên tính cách của con cái, có ảnh hưởng lớn đến tính cách của con. Đầu thế kỷ 20, nhà tâm lí học người Mỹ Teman đã cùng với những trợ lí của mình chọn ra 1528 đứa trẻ thông minh nhất trong 25 vạn đứa trẻ, trắc nghiệm trí tuệ của chúng, điều tra phẩm chất tính cách của chúng và lần lượt ghi chép lại. Sau đó, tiến hành quan sát và theo dõi nghiên cứu trong thời gian dài, xem những đứa trẻ thông minh đó lớn lên có thành tựu gì. Kết quả phát hiện, sự phát triển trí tuệ không toàn diện chỉ quyết định mức độ thông minh cao hay thấp của chúng, còn phẩm chất nhân cách như thế nào lại quyết định bởi vận mệnh của người đó, chỉ người có phẩm chất tính cách tốt mới có nhân tố tích cực nhất để trưởng thành. Trong cuộc sống thực tế, những đứa trẻ khác nhau lại xuất hiện những hành vi khác nhau, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến hành vi đó thì không có gì khác biệt. Khi chúng ta xử lí vấn đề của trẻ, luôn phạm phải sai lầm, đó là không hiểu kỹ về trẻ, chỉ quan tâm đời sống vật chất mà không quan tâm đến đời sống tinh thần của trẻ. Gia đình chính là nơi hun đúc tình cảm cho trẻ, là “công xưởng” tạo ra nhận thức và hành vi của trẻ, gia đình chính là bài học đầu tiên trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ, vì thế, mối quan hệ cha mẹ- con cái tốt là nhân tố quan trọng bồi dưỡng nhân cách cho trẻ. Muốn xây dựng tình cảm gia đình tốt, trước hết cần hiểu về sự mâu thuẫn tính cách. Mỗi tính cách khác nhau lại tồn tại mâu thuẫn nhất định, mâu thuẫn này là căn nguyên của sự xung đột, tranh chấp trong gia đình. Nếu chúng ta nhận thức rõ sự khác biệt tính cách giữa mọi người, có thể hiểu được tình cảm và hành vi của bản thân và con cái, sẽ tránh được “chiến tranh” không cần thiết. Cuốn sách miêu tả lại những tình huống thường gặp trong cuộc sống hàng ngày giữa cha mẹ và con cái, những mâu thuẫn, những cuộc tranh cãi… Từ đó có thể biết rõ hơn về sự mâu thuẫn tính cách giữa cha mẹ và con cái. Có người làm việc tỉ mỉ, chính xác, không để xảy ra sai sót; Có người lại làm qua loa, đại khái. Có người hay suy nghĩ, nghiên cứu tìm tỏi, nhìn vấn đề một cách toàn diện, khách quan; Có người lại không thích phân tích, nhìn nhận vấn đề chủ quan, phiến diện. Có người ham tìm hiểu, thích đọc sách, thích sáng tạo; Có người lại làm việc thụ động, máy móc. Có người dễ bị kích động, dễ cáu giận; Có người lại bình tĩnh, hòa nhã, biết kiềm chế. Có người luôn luôn lạc quan vui vẻ; Có người lại luôn lo lắng, buồn rầu. Có người rất quyết đoán, mạnh dạn xử lí vấn đề; Có người lại do dự, gặp vấn đề gì là lẩn tránh, bỏ cuộc… Ai cũng biết những mâu thuẫn, xung đột trên đời đều xuất phát từ sự “không hiểu nhau”, “sự thiếu tiếp xúc” giữa con người với con người. Nếu cha mẹ biết được các loại tính cách của con cái thì sẽ hiểu được nhu cầu nội tại của chúng. Trẻ nhỏ như tờ giấy trắng, nét bút đầu tiên chính là gia đình, nó quyết định màu sắc của bức tranh. Vì thế, cho dù trẻ ngoan ngoãn hay nghịch ngợm, thành tích xấu hay tốt, cha mẹ cũng nên chấp nhận vô điều kiện. Sự chấp nhận này còn quan trọng hơn cả lời khen và phần thưởng, có thể kích thích tiềm năng của trẻ. Những câu chuyện trong cuốn sách chỉ liệt kê sự xung đột tính cách điển hình giữa cha mẹ và con cái, ví dụ “Cuộc đấu tranh trong phòng học đàn” chính là mâu thuẫn giữa người mẹ cầu toàn và đứa con ôn hòa; “Cái gai” hay cãi là kể về sự xung đột giữa người cha mạnh mẽ và người con mạnh mẽ…Các phương pháp giải quyết trong câu chuyện cũng có tính tương đối, không thể giải quyết triệt để mọi vấn đề. Những câu chuyện trong sách sẽ có tác dụng gợi ý cho cha mẹ, giúp cha mẹ tìm được cách giải quyết ổn thỏa trong mối quan hệ cha mẹ- con cái. Nếu trong cuộc sống hàng ngày, bạn gặp phải vấn đề nào, có thể căn cứ vào các biện pháp trong sách, tìm cho mình cách giải quyết phù hợp. Các bạn cũng có thể tìm đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ cùng các bạn phân tích, tìm tòi, tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bạn.
Tính cách con người trong mắt nhà trị liệu tâm lí, bước ra khỏi sương mù Tiễn vị khách cuối cùng ra khỏi cửa, tôi có thói quen ngồi trước cửa sổ, nhìn ra bên ngoài. Từ sáng sớm, toàn thành phố đã bị bao bọc bởi một màn sương dày đặc, không trông thấy ánh nắng khiến con người cảm thấy buồn bực trong lòng. Trên đường trở về nhà, người dẫn chương trình của đài phát thanh cứ nhắc lại một từ- sương mù. Người dẫn chương trình không ngừng nói với khán thính giả, đợi đến ngày mai, cơm gió mang theo không khí lạnh sẽ đuổi sương mù dày đặc đi. Nhìn bầu không khí xám xịt ngoài cửa xe, hòa vào dòng xe cộ trên đường, tôi nghĩ đến những người đến khám bệnh chỗ tôi, có phải trong tim họ cũng đang phủ đầy sương mù? Họ cũng khát khao có được một cơn gió mạnh thổi bạt sương mù đi hay không? Để giảm bớt tâm trạng chán nản về giao thông và thời tiết của mọi người, người dẫn chương trình thông minh đã mở một bản nhạc rất vui vẻ, nhẹ nhàng. Nghe giai điệu quen thuộc, tôi bất giác nhớ đến những lời giải thích khác nhau về âm nhạc của những người bệnh của tôi. Trong lòng của mọi người, âm nhạc đóng vai trò gì? Giúp mọi người giải tỏa tâm trạng ư? Có người đã đạt được chức vị tiến sĩ trong giới học thuật, nhưng lại luôn phủ nhận bản thân, luôn thất vọng hoặc tuyệt vọng về bản thân mình. Có người là một thanh niên tài hoa trong thương trường, đối mặt với “thể chế” đã đi vào quỹ đạo, họ luôn lo lắng, căng thẳng đứng ngồi không yên. Có người rất có trình độ, nhưng lại không thể bày tỏ quan điểm của mình, vì thế nhiều lần thất bại, lúc nào cũng cảm thấy cuộc sống thật vô vị, tiền đồ mờ mịt. Những người đến gặp tôi đều rất đặc biệt và khác nhau, nhưng tôi kinh ngạc nhận ra rằng họ thường lặp lại một câu giống hệt nhau, đó là “Lúc nhỏ tôi không phải như vậy”, “Mẹ tôi nói rằng không được dừng lại, phải tiếp tục cố gắng”. “Bố nói với tôi rằng cần giỏi giang hơn, như vậy mới có tương lai tốt đẹp”. “Tôi không thể làm như vậy, nghĩ như vậy”… Đúng vậy, những lời nói này xem ra là những lời tâm sự rất bình thường, nhưng dần dần chúng cứ chất đống trong lòng họ, giống như những hạt bụi nhỏ tích tụ lại, đông kết và không thể nào lau sạch được. Tôi cũng là một người mẹ, chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau sinh ra con, có ai không muốn con mình xuất sắc, thành tài chứ; có ai lại không muốn người khác khen ngợi cách dạy dỗ con cái thành công của mình chứ? Nhưng trong lúc chúng ta đang cố gắng bồi dưỡng sự ưu tú cho con, có ai thực sự quan tâm đến tính cách và tâm lí của con không? Mười năm nay, tôi đã gặp rất nhiều gia đình, cha mẹ và những người trưởng thành, vì thế tôi rất rõ, mỗi đứa trẻ đều cảm nhận thế giới bên ngoài qua người mẹ, từ khi trẻ sinh ra chúng đã có tính cách của mình, nhưng lúc này tính cách đó chưa ổn định, tính cách đó thay đổi tùy thuộc vào môi trường xung quanh và thái độ giáo dục của cha mẹ. Sự hình thành tính cách không giống với việc phát triển cơ thể hay việc học hành của trẻ là chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy và biết rõ được mà cần sự quan sát, theo dõi sát sao, tỉ mỉ của các bậc cha mẹ. Gia đình chính là lớp học dạy tính cách đầu tiên của trẻ, trước tiên cha mẹ cần hiểu rõ tính cách của mình, nắm bắt ưu khuyết điểm trong tính cách của mình, từ đó có sự điều chỉnh bản thân đúng đắn. Mặc dù tính cách mỗi người khác nhau, nhưng không có sự phân biệt tốt xấu trong tính cách, mỗi tính cách đều có ưu khuyết điểm riêng. Đầu tiên, chúng ta cần nhận biết sự tồn tại của mỗi loại tính cách, chấp nhận giá trị tồn tại của chúng, tôn trọng sứ mệnh của mỗi tính cách đó, chỉ có như vậy mới giúp chúng ta nhận thức rõ nhân tố tích cực và tiêu cực trong đặc trưng tính cách của bản thân, phân biệt sự khác nhau tính cách của mình và con cái, đánh giá chính xác bản thân, đồng thời biết sửa đối cho phù hợp. Chấp nhận tính cách của con, giúp con hoàn thiện những thiếu sót trong tính cách, như vậy mới tạo ra không gian phát triển tự do cho trẻ, phát huy lớn nhất tài năng trí tuệ của trẻ, để trẻ được phát triển lành mạnh, tự do, toàn diện, chứ không nên dùng tính cách của mình để bẻ cong tính cách của trẻ. Chúng tôi vô cùng hi vọng, cùng với việc giáo dục trẻ, các bậc cha mẹ còn kịp thời giúp trẻ thanh lọc bụi bẩn trong tâm hồn, để ánh sáng và nụ cười mãi mãi ở lại trong tim con trẻ. SP liên quan |
DANH MỤC TOP BÁN CHẠY TIN TỨC
Dữ liệu đang cập nhật...
Ý KIẾN BẠN ĐỌC Chưa có phản hồi
THÀNH VIÊN YÊU THÍCH THỐNG KÊ
Bản đồ |
Hiệu sách Online
Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần truyền thông Văn Hóa Việt - 173 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Giấy phép đăng ký Kinh doanh số 0102732228 cấp ngày 24/04/2008 tại Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội.
Người đại diện: Ông Đỗ Việt Trung
Điện thoại:
Email: info@hieusach.vn