Trẻ em có khả năng kìm nén cao hơn người lớn nhưng điều ấy không có nghĩa là trẻ không biết nổi giận. Khi trẻ tức giận và không thể phản kháng thì sự bất mãn sẽ hình thành từ bên trong con người của chúng. Nếu như cha mẹ cho trẻ được tự bộc lộ những trạng thái cảm xúc của mình (cả trạng thái tiêu cực lẫn tích cực) nghĩa là cha mẹ đã mang lại cho trẻ một món quà vô cùng to lớn.
Tất cả chúng ta đều thích được khen ngợi, thích được cho phép khi muốn làm việc gì huống hồ là trẻ em. Giáo huấn và quở trách thì chỉ khiến trẻ thêm khó chịu trong lòng. Và khi đó, chúng sẽ dùng hành động để thể hiện sự bất mãn của mình.
Cuốn sách này sẽ giúp bạn:
- Hiểu được những điều con bạn mong muốn.
- Khơi dậy lòng nhiệt tình của con.
- Tăng thêm sự hiểu biết giữa bạn và con
- Đồng hành với quá trình trưởng thành của con.
LỜI TỰA
Tình yêu thương của các bậc cha mẹ đối với con mình đều giống nhau ở chỗ: Rất nồng đậm, thuần khiết và khó diễn đạt thành lời. Với con cái, cha mẹ luôn “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Và hơn thế, cha mẹ luôn có cảm giác rằng tình yêu của mình dành cho con bao nhiêu cũng không đủ.
Tuy thế, trong lòng cha mẹ luôn chứa đầy mâu thuẫn: Vừa yêu chiều con lại vừa sợ con sẽ thành hư đốn. Một mặt, cha mẹ muốn đáp ứng tất cả những nhu cầu về vật chất cho con nhưng mặt khác lại sợ con sẽ trở thành người tham lam, không biết quý trọng những thứ đang có; Khi con làm nũng với mình, cha mẹ một mặt muốn con dựa dẫm vào mình, nhưng mặt khác lại mong mỏi con nhanh chóng trưởng thành; Nhìn con hoạt bát lanh lợi, cha mẹ một mặt rất vui vẻ nhưng mặt khác sợ con sau này không biết lễ phép; Khi thấy con tinh nghịch, cha mẹ vẫn trách mắng để dạy dỗ con nhưng trong lòng lại sợ con tổn thương, vân vân.
Những mâu thuẫn này dần dần trở thành những phân vân trong quá trình giáo dục con cái. Chúng ta một mặt muốn dạy con trưởng thành, hiểu cuộc sống; một mặt lại không muốn phá vỡ những nét trong sáng của trẻ; Một mặt chúng ta không muốn mình trở thành những ông bố bà mẹ suốt ngày rao giảng đạo đức; nhưng mặt khác vì tương lai của trẻ nên không thể không thường xuyên thuyết giáo; Một mặt, chúng ta muốn có một phương pháp dạy con đơn giản, thực dụng, một mặt chúng ta lại không có thời gian để tìm ra phương pháp ấy.
Mỗi bậc cha mẹ đều thấy con mình rất đáng tự hào, rất đáng yêu. Phương pháp giáo dục thông thường là dạy con bằng roi vọt. Thế nên, điều làm các bậc cha mẹ băn khoăn là: Rốt cục, dạy con như thế nào? Làm cách nào để hiểu con?
Cuốn sách này chính để cho cha mẹ tận mắt “chứng kiến” những bất đồng như nhau giữa trong phương pháp giáo dục và hướng đi để có thể hiểu nhau. Trong đó, chúng tôi áp dụng phương pháp giáo dục mới nhất có thể giúp các bậc cha mẹ chúng ta các kĩ năng dạy con hiệu quả nhất.
Mọi người đều biết, vấn đề đầu tiên trong giáo dục trẻ là làm sao để hiểu trẻ. Cuốn sách này sẽ giúp cha mẹ thay đổi phương pháp một cách tự nhiên. Từ đó có thể vừa tiết kiệm thời gian vừa có thể đơn giản hoá việc giáo dục trẻ.
Ngoài ra, thông qua các phương pháp được nêu trong sách, các bậc cha mẹ thấy rằng việc giáo dục con trở thành cảm tính chứ không phải có tính tri thức hay tính hệ thống.
Chúng ta biết rằng, trên thế giới này không có chuẩn nào cho bố mẹ hay con cái. Thông qua những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, Cuốn sách này đưa ra những phương diện như: khen ngợi, trừng phạt, hướng dẫn đối với trẻ và đề ra những phương pháp đơn giản để hiểu con.
Thành công trong việc xử lý hàng ngàn những tình huống phát sinh hàng ngày sẽ giúp cha mẹ duy trì cho con tinh thần lạc quan, thông minh, hài hước, dũng cảm, độ lượng, độc lập, giàu tinh thần trách nhiệm….
Khi nào cha mẹ đọc xong cuốn sách này và khi nào trẻ đã tự mình có thể tự đóng vai diễn chính thì mục đích giáo dục con cái của cha mẹ tất đã đạt được; tác dụng thực sự của cuốn sách sẽ được phát huy. Đồng thời, chúng tôi hi vọng rằng việc giáo dục con cái sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn; các thành viên trong gia đình sẽ trở nên hoà thuận hơn, sống hạnh phúc hơn.