Sự tận tâm của mẹ giúp trẻ thành côngMã sản phẩm: http://www.minhlongbook.com.vn/su-tan-tam-cua-me-g Tác giả: Chuyên gia giáo dục, Vương Phương Nhà xuất bản: VHTT Năm xuất bản: 2012 Có 81 lượt xem, từ ngày 05/03/2014
Bình chọn:
Giá bán:
48.000 đ
Trọng lượng: 250g
Nền giáo dục gia đình tốt có thể giúp con của bạn trở thành người có giáo dục và hiểu quy tắc, quan hệ gia đình cũng sẽ trở nên hài hòa, ấm áp. Cuốn sách dạy các bà mẹ làm thế nào để xây dựng mối quan hệ giao tiếp với trẻ trong cuộc sống thường ngày, đồng thời có thể nghiêm túc lắng nghe tâm sự của trẻ, để mỗi đứa trẻ đều trở thành một người có tư tưởng độc lập, sống có trách nhiệm dưới sự ảnh hưởng và nỗ lực của mẹ. Xem thêm
Nền giáo dục gia đình tốt có thể giúp con của bạn trở thành người có giáo dục và hiểu quy tắc, quan hệ gia đình cũng sẽ trở nên hài hòa, ấm áp. Cuốn sách dạy các bà mẹ làm thế nào để xây dựng mối quan hệ giao tiếp với trẻ trong cuộc sống thường ngày, đồng thời có thể nghiêm túc lắng nghe tâm sự của trẻ, để mỗi đứa trẻ đều trở thành một người có tư tưởng độc lập, sống có trách nhiệm dưới sự ảnh hưởng và nỗ lực của mẹ.
Lời tựa HY VỌNG SINH RA HY VỌNG Hy vọng của một gia đình nằm ở con cái, hy vọng của một quốc gia nằm ở thế hệ sau, mà thế hệ sau của một quốc gia lại chính là hàng nghìn, hàng vạn đứa trẻ trong các gia đình, bởi vậy tình hình trưởng thành của mỗi đứa trẻ trong mỗi gia đình không những quyết định sự hưng thịnh của gia đình đó mà về cơ bản, nó còn quyết định vận mệnh của cả một quốc gia. Mỗi người của hết thế hệ này tới thế hệ khác đều trải qua quá trình từ nhi đồng tới thanh niên, rồi dần dần trưởng thành. Khi còn trong giai đoạn nhi đồng hay thanh thiếu niên, sự giáo dục và phẩm chất đạo đức trong giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời một người. Giáo dục thanh thiếu niên thực tế chính là hướng dẫn trẻ hình thành tín ngưỡng, nhận thức và thói quen trong cuộc sống, những thứ này một khi đã hình thành rồi thì sẽ tạo thành quán tính và có sức mạnh chi phối rất lớn, rất khó thay đổi. Tuổi thơ cũng như giai đoạn dậy thì của mỗi người chỉ có một lần trong đời, không thể nào quay trở lại. Hay nói cách khác, nếu một gia đình không nắm vững sự giáo dục trong thời kỳ này của trẻ, thì gia đình đó sẽ rất khó có hy vọng; một quốc gia mà không thực hiện tốt nền giáo dục trẻ em nhi đồng và thanh thiếu niên thì quốc gia đó cũng khó có hy vọng. Nếu vậy, cả quốc gia và gia đình đều phải trả những cái giá rất đắt. Trong một gia đình, vai trò của người mẹ vô cùng quan trọng, bởi vậy là một người mẹ thì cần phải nâng cao tố chất của bản thân. Tố chất của mẹ sẽ cung cấp cho trẻ một điều kiện trưởng thành lành mạnh. Thông thường chúng ta có thể thông qua những đứa trẻ cá biệt để hiểu rõ về gia đình chúng, mà nguyên nhân trực tiếp nhất khiến một đứa trẻ có hành vi cá biệt chính là ảnh hưởng mà mẹ nó mang lại. Do đó, sự hình thành tính cách của trẻ và ảnh hưởng cũng như sự giáo dục của mẹ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ảnh hưởng của mẹ đối với sự trưởng thành của trẻ lớn như vậy chủ yếu là vì: Thứ nhất, trong quá trình trưởng thành của trẻ, giáo dục gia đình còn gần gũi và thiết thực hơn, có ảnh hưởng sâu sắc tới thế giới tinh thần của trẻ hơn cả giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội; thứ hai, trong giáo dục gia đình, mẹ là người gần gũi với trẻ hơn cả, có tác động mạnh mẽ tới trẻ hơn cả. Nói một cách cụ thể, có mấy phương diện cần các bà mẹ phải có nhận thức cơ bản: Thứ nhất, là mẹ, làm thế nào để từng bước thực hiện tâm nguyện và mục tiêu trong lòng chúng ta, để trẻ trở thành một đứa trẻ ngoan, một học sinh giỏi, một công dân tốt có tri thức, có đạo đức, có năng lực, có tình yêu thương, có sức khỏe mà chúng ta vẫn hằng hy vọng. Thứ hai, giai đoạn và quy luật trưởng thành của trẻ như thế nào, chúng ta phải bồi dưỡng, hướng dẫn trẻ như thế nào mới là khoa học, chính xác, mới có thể tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Thứ ba: Làm thế nào để trẻ có một nền tảng kiến thức vững vàng, có sự phát triển cân bằng trên mọi lĩnh vực. Thứ tư, phẩm chất đạo đức của một người có vai trò như thế nào trong quá trình trưởng thành và trong cuộc đời của người đó, làm thế nào để bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức tốt, ngăn ngừa những hành vi xấu có thể phát sinh, tất cả đều cần rất nhiều thời gian bồi dưỡng và giáo dục. Thứ năm, vai trò của việc nắm rõ hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng gì đối với quá trình trưởng thành của trẻ. Thứ sáu, trong quá trình trưởng thành của trẻ, có rất nhiều vấn đề mà chúng cần phải nhận thức, và cũng có nhiều khó khăn chúng có thể gặp phải. Trong tất cả các phương diện này, mẹ nên nhìn nhận, đánh giá như thế nào để trẻ có thể nhận thức tốt hơn. Hiển nhiên, để nhận thức của các bà mẹ đạt được tới tiêu chuẩn đã nói ở trên không phải chuyện dễ dàng, và sau khi đã có những nhận thức đó, làm thế nào để thực hiện được lại càng khó khăn hơn. Bởi vì giống như những người khác, các bà mẹ cũng không phải là các thánh nhân. Người phụ nữ có thiên chức làm mẹ, nhưng họ không có năng lực bẩm sinh để làm một bà mẹ tốt. Phụ nữ sinh đẻ con cái là một hiện tượng sinh học, nhưng muốn làm một bà mẹ tốt thì đó đã trở thành một hiện tượng xã hội, hiện tượng văn hóa, nó không phải là năng khiếu bẩm sinh mà phải cần học tập. Đối với điều này, nhận thức của mọi người ở khắp nơi trên thế giới đang ngày càng rõ ràng. Để bồi dưỡng và nâng cao tố chất của các bà mẹ, một số quốc gia đã có trường học làm mẹ, trong cơ cấu lập pháp của một số nước thậm chí còn thảo luận tới việc đặt ra những đạo luật sinh đẻ và giáo dục mới, quy định các bà mẹ buộc phải tham gia học tập, rèn luyện theo pháp luật, sau khi đã lấy được giấy chứng nhận làm mẹ thì mới được sinh con. Có thể nói, hiện tượng này đã cho chúng ta một cái nhìn mới về vai trò và ý nghĩa về tố chất của người mẹ đối với sự phát triển xã hội. Thế giới hiện đại là một thế giới cạnh tranh. Một quốc gia tham gia vào tiến trình hiện đại học, toàn cầu hóa có nghĩa là họ phải bước vào một thế giới cạnh tranh và phải thích nghi với sự cạnh tranh đó, cố gắng sinh tồn và phát triển trong cạnh tranh. Sau khi Đại chiến thế giới thứ II kết thúc, tiêu điểm cạnh tranh giữa các nước đã từng bước biến từ cạnh tranh quân sự sang cạnh tranh kinh tế, từ cạnh tranh nhân tài sang cạnh tranh giáo dục, rồi từ cạnh tranh giáo dục sang cạnh tranh tố chất của con người. Xuất phát từ những nhận thức trên, một số giáo viên đại học, nhân viên nghiên cứu và những người làm công tác nhi đồng chúng tôi đã cùng biên soạn cuốn sách này. Chúng tôi muốn thông qua 5 phương diện được trình bày trong cuốn sách, cung cấp cho các bà mẹ kiến thức và hướng đi đúng về hành vi, cung cấp một tài liệu tham khảo kinh nghiệm. Hy vọng chúng có thể giúp các bà mẹ trong việc nuôi dạy con cái mình tốt hơn, hoàn thiện hơn. Các bà mẹ thân mến, các bạn sẽ là người quyết định số phận của thế hệ sau, hãy cố lên!
SP liên quan |
DANH MỤC TOP BÁN CHẠY TIN TỨC
Dữ liệu đang cập nhật...
Ý KIẾN BẠN ĐỌC Chưa có phản hồi
THÀNH VIÊN YÊU THÍCH THỐNG KÊ
Bản đồ |
Hiệu sách Online
Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần truyền thông Văn Hóa Việt - 173 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Giấy phép đăng ký Kinh doanh số 0102732228 cấp ngày 24/04/2008 tại Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội.
Người đại diện: Ông Đỗ Việt Trung
Điện thoại:
Email: info@hieusach.vn