Với chủ đề phổ quát này, dưới đây là tám tiểu thuyết sẽ làm say mê mọi độc giả đang băn khoăn làm thế nào một người có thể định hình tính cách thông qua nhưng di sản văn hóa nhận được.
1. Does My Head Look Big In This? – Randa Abdel-Fattah
Abdel-Fattah kể câu chuyện của cô bé 16 tuổi Amal, không quan tâm mọi người nghĩ gì khi bắt đầu mặc hijab (khăn choàng đầu của phụ nữ Hồi giáo). Trong cuốn tiểu thuyết vui nhộn và cảm động này, Amal nhận ra rằng không có sự thừa nhận của bất cứ ai quan trọng bằng của chính mình.
2. American Dervish – Ayad Akhtar
Cuốn tiểu thuyết của Akhtar kể về một tính cách tinh tế và ngọt ngào trong con người Hayat Shah. Là một thiếu niên người Pakistan sống tại Wisconsin, Hayat luôn lo lắng về việc cha mẹ mình tranh cãi không ngừng. Nhưng mọi thứ đã sáng sủa hơn nhờ sự xuất hiện của cô bạn thân của mẹ – Mina, người đã động viên cậu nghiên cứu kinh Koran.
3. Ask Me No Questions – Marina Budhos
Trong Ask Me No Questions của Budhos, cô bé 14 tuổi người Hồi giáo – Bangladesh Nadira sống cùng gia đình ở New York với một thị thực hết hạn. Sau vụ 11.9, sợ hãi và nghi ngờ khủng bố đã phá hủy giấc mơ của cô bé và khiến gia đình cô ly tán.
4. Born Confused – Tanuja Desai Hidier
Cô bé tuổi teen Dimple Lala sống tại New Jersey là nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết tìm tòi khám phá những nỗi đau ngày càng tăng của tuổi vị thành niên. Dimple luôn không ngừng tìm kiếm một sự cân bằng giữa niềm đam mê nhiếp ảnh, cùng mong muốn hòa hợp với những người bạn Mỹ da trắng và cuộc sống với cha mẹ người Ấn Độ của cô.
5. Skunk Girl – Sheba Karim
Cuốn tiểu thuyết của Karim kể về cô bé Nina Khan 16 tuổi, sống ở ngoại ô New York với cha mẹ người Hồi giáo của cô và người em gái thiên tài. Mọi chuyện trở nên rắc rối khi cô “cảm nắng” một chàng trai ở trường học.
6. Bamboo People – Mitali Perkins
Thiếu niên mười lăm tuổi Chiko buộc phải gia nhập quân đội chính phủ Miến Điện trong một cuộc chiến tranh dân tộc. Tác giả Perkins thực sự nắm bắt không khí chính trị của đất nước bị chiến tranh tàn phá cũng như tình bạn sâu sắc giữa hai cậu bé thuộc hai phe đối lập.
7. Blue Boy – Rakesh Satyal
Trong Blue Boy, Kiran Sharma – 12 tuổi không thể hòa đồng với các cậu bé người Ấn Độ khác mà cậu biết ở Cincinnati. Cậu thích dùng đồ trang điểm của mẹ, chơi búp bê và luyện tập múa ba lê. Vấn đề bắt đầu khi cậu nhận ra rằng số phận của mình không được bình thường, khi cậu là hóa thân thứ mười của vị thần Hindu Krishnaji.
8. Climbing the Stairs – Padma Venkatraman
Trong Thế chiến II, cô bé 15 tuổi Vidya cùng gia đình lưu lạc đến nhà ông bà ở Madras. Sau khi Vidya khám phá thư viện của ông nội, trong cô trỗi dậy niềm mong muốn độc lập phản ánh qua cuộc đấu tranh của đất nước dưới sự cai trị của thực dân Anh.