Trao giải sách hay nhầm vì chưa đọc sách tái bản Mỗi tuần một cuốn sách: Quan trọng là đọc sách gì?
Vĩnh Long: Đọc giả chủ yếu là người già về hưu
Trao đổi với Đất Việt, ngày 19/8, bà Dương Thị Ngọc Lệ - Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Vĩnh Long cho biết: "Số lượng độc giả tìm đến thư viện hiện nay, ít hơn so với những năm 2005 rất nhiều, đây cũng là tình hình chung ở các thư viện, không riêng tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể, nếu như trước đây lượng người đọc hàng ngày khoảng 200 người thì bây giờ chỉ còn 30 người/ngày.
Hơn thế, trên địa bàn, sinh viên nghèo thì mới đến còn sinh viên khá giả không bao giờ thấy đến thư viện vì có thể đọc sách trên mạng hoặc được mua sách về nhà tham khảo".
Hiện nay, lượng người đọc chủ yếu của thư viện, theo bà Lệ là người lớn tuổi, đã về hưu có đam mê đọc sách, họ đến đọc tiểu thuyết, sách về tâm lý, y học, còn những loại sách phục vụ cho việc học tập của học sinh - sinh viên cũng có, nhưng lượng này vô cùng ít ỏi; nguồn sách chính trị, khoa học nghiên cứu thì lại càng ít người mượn.
Số lượng đến đọc sách so với trước đây giảm rất nhiều, nói chung chỉ còn những độc giả, mấy bác về hưu, đam mê đọc sách giết thời gian, còn học sinh - sinh viên thì không đến thư viện vì trường trang sách về chuyên ngành rất đầy đủ. Còn sách chuyên ngành thì thư viện tỉnh đơn giản hơn, nhưng chủ yếu bây giờ ai cũng lười đọc sách.
Chi 230 tỷ để người Việt ham đọc sách:Sự thật khó tin
|
Chính vì thế, có tăng thêm lượng đầu sách cũng như mở rộng cơ sở vật chất để người dân đến đọc sách, mà người dân vốn đã lười đọc thì có cố gắng cũng khó.
Dễ hiểu một phần, do người dân Vĩnh Long nghèo, chủ yếu lao động chân tay nên ít có thời gian rảnh rỗi để tìm đến thư viện mà đọc sách. Rồi đến lực lượng đi làm công nhân, làm cho các công ty nước ngoài, xí nghiệp, giờ giấc vô cùng căng thẳng nên không có thời gian đọc sách.
Chỉ có giới học sinh - sinh viên, chừng nào có các cuộc thi, thì lại tập trung mượn sách rất nhiều, để thấy cứ có nhu cầu thì người dân mới tìm đến thư viện. Nên có đầu tư thêm cơ sở vật chất cũng như đầu sách mà người dân không có nhu cầu thì cũng không thay đổi được thói quen đọc sách của dân.
Hiện nay, bà Lệ cho hay: "Trên địa bàn tỉnh chúng tôi vẫn tổ chức phối hợp với các cơ quan ban ngành, giới thiệu sách đến các huyện, xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong các ngày lễ lớn, còn thực tế tại chỗ chỉ cho mượn đọc còn không tổ chức hoạt động nào khác".
Theo bà Lệ, điều quan trọng cần đầu tư là nhu cầu của người đọc, bởi sách của thư viện ngày càng được chọn lọc, không mua đại trà, sách quý thì nhiều, nhưng bạn đọc lại không có nhu cầu nghiên cứu. Chứ không phải là sắm xe lưu động, vận chuyển sách về các địa phương huyện, xã hay chi thêm tiền mua đầu sách, tất cả đều lãng phí.
Bắc Giang: Giới trẻ đến chỉ đọc Tiểu thuyết, Nhật ký tình yêu
Trong khi đó, cũng chia sẻ với Đất Việt, ông Nguyễn Văn Mừng - Phó Phòng Phục vụ người đọc - Thư viện tỉnh Bắc Giang cho biết: "Lượng người đọc đến với thư viện tỉnh Bắc Giang hiện nay vô cùng ít ỏi, 1 ngày chỉ có khoảng 40 người đến đọc sách, chủ yếu là người đã nghỉ hưu đến mượn sách về nhà đọc là chính, thêm vào đó là đối tượng thiếu nhi đến đọc truyện.
Còn đối tượng học sinh- sinh viên, đọc sách nghiên cứu là vô cùng ít ỏi, thi thoảng làm bài tập hay làm luận văn thì đối tượng này mới đến".
Người cao tuổi là đối tượng đến mượn sách thường xuyên, một người có thể 1 tuần đến vài lần mượn về nhà đọc. Đầu sách trong thư viện thì nhiều, rất phong phú, chỉ là người dân chưa có nhu cầu đến tìm đọc.
|
Thư viện các tỉnh không có người đọc
|
Dù thư viện mở cửa cả chủ nhật, chỉ thứ 7 là đóng cửa, phục vụ tận dụng thời gian nghỉ của người dân, nhưng vẫn không có người.
Về loại sách được ưa chuộng, tìm kiếm nhiều, ông Mừng cho hay: "Ít đến thư viện nhưng các đối tượng trẻ thì chỉ đến tìm đọc tiểu thuyết, nhật ký tình yêu".
Để nâng cao chất lượng hoạt động, theo ông Mừng, địa phương vẫn tuyên truyền qua báo, đài, tổ chức nói chuyện ở các trường, nhưng cũng chỉ tác động một phần.
Còn chi tiền ra dù con số đó nhiều hay ít thì để dân thích đọc sách hơn là khó. Bởi người dân hiện nay cũng lao vào vòng xoáy công việc, học hành, gia đình, nên thời gian dành cho đọc sách là quá khó.
Nên việc nâng cao thói quen đọc sách của dân thì không thể chỉ dựa vào cơ sở vật chất cũng như chất lượng sách.
|