Đề tài chiến tranh cách mạng, thêm một góc nhìn mới
07:51:00 23/12/2014
QĐND - PGS, TS, nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tú vừa ra mắt cuốn sách chuyên luận “Tiểu thuyết và chiến tranh”, do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2014.
Đối tượng khảo sát của chuyên luận chủ yếu tập trung nghiên cứu các tác phẩm được in từ năm 2000 đến nay, do vậy những kết quả khoa học bảo đảm tính thời sự, cập nhật về bức tranh tiểu thuyết sử thi đương đại. Công trình không độc tôn phương pháp, vận dụng các hướng nghiên cứu mới, có triển vọng trên thế giới như nghiên cứu diễn ngôn, văn học so sánh, thi pháp học, tự sự học, tu từ học, văn hóa học, ký hiệu học văn hóa… Đây là hướng tiếp cận tối ưu vì đối tượng nghiên cứu rộng, đang vận động, nhiều khuynh hướng, nhiều lối thể hiện cho nên nhà nghiên cứu nếu chỉ đi một con đường chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Cái khó của công trình này đòi hỏi tác giả phải chắc tay để làm chủ hướng đi, bao quát được đối tượng, nắm chắc các dữ liệu, nếu không sẽ rất dễ bị phân tán, vấn đề sẽ bị loãng hoặc dày mỏng không đều. Nhưng nhìn vào các đơn vị kiến thức được trình bày hệ thống, lô-gích, cụ thể, có luận giải khá thỏa đáng đã cho thấy tác giả công trình đạt được thành công.
|
Bìa cuốn sách “Tiểu thuyết và chiến tranh". |
Có thể ví cấu trúc của chuyên luận này như một ngôi nhà thì cái nền móng của nó là phần nghiên cứu bức tranh thể loại ở cả hai phương diện lý thuyết và văn học sử. Vì vậy, ở chương đầu, tác giả đi tìm hiểu và cắt nghĩa vì sao chất sử thi luôn thường trực và đậm đà trong văn học Việt Nam từ trước tới nay. Thực ra điều này đã có nhiều người làm nhưng nét mới trong tập sách là chứng minh thể loại này như một dòng chảy mà những tác phẩm được viết những năm 1945-1975 là nơi thượng nguồn, nước nguồn trong vắt, nguyên thủy. Từ nơi này mà tạo thành dòng, rồi phân nhánh thành các chi lưu thế sự, đời tư… Nó không chỉ mang sứ mệnh phản ánh, ngợi ca cuộc chiến tranh cách mạng vĩ đại mà còn có ý nghĩa khơi nguồn cho cả gia đình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Sau năm 1975, với tinh thần tiên phong, tiểu thuyết sử thi đã có những tín hiệu đổi mới sớm hơn cả. Nó như tiếng hót của đàn chim báo hiệu một mùa xuân mới mẻ sắp về. Cho đến những năm đầu thế kỷ XXI thì tiểu thuyết đã có những thành tựu rõ rệt với 4 khuynh hướng sáng tạo cơ bản: Lịch sử-tái hiện; lịch sử-hư cấu tự thuật; tự truyện; văn hóa-tái hiện. Đấy là 4 con đường để các nhà tiểu thuyết trở về với năm tháng chiến trường mà tái hiện, tái tạo làm sống lại những trang sử đầy tính bi tráng cao cả. Trong đó hướng mới nhiều hứa hẹn là văn hóa-tái hiện, bởi từ điểm nhìn này sẽ cho phép nhà tiểu thuyết đi sâu hơn khám phá các tầng vỉa đời sống từ quá khứ đến hiện tại. Vì sao có nhiều khuynh hướng như vậy? Bạn đọc dễ nhất trí với chuyên luận khi đứng từ vấn đề tiếp nhận, tức yêu cầu cao của bạn đọc, là ngoài đòi hỏi tài năng miêu tả của nhà văn, còn là sự phân tích của nhà tâm lý, sự lý giải, cắt nghĩa của nhà sử học, đưa ra một cái nhìn ở chiều sâu tư tưởng về cái còn mất của nhà triết học của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã qua.
Công trình đã dựng lại các mô hình mới về con người, phát hiện nét đặc sắc trong cấu trúc các loại hình nhân vật. Ví như ở phương diện hình tượng người lính cách mạng thì ngoài cái phần lõi, phần chủ yếu là chất sử thi thì tiểu thuyết hôm nay chú ý bàn sâu hơn về những phần vỏ, ngoại biên của cấu trúc vì đây mới là chỗ nói được thật nhất cái chất người, tính người phức tạp và sinh động của nhân vật. Trong các tiểu thuyết giai đoạn 1945-1975, người lính chủ yếu được khắc họa ở phương diện con người công dân, con người chính trị. Họ là những người anh hùng mang phẩm chất của nhân vật sử thi, mang tầm vóc của núi sông, của lịch sử, thường đại diện cho một thế hệ, với sức mạnh bất khả chiến bại và luôn chiến thắng hoàn cảnh. Vẫn những người lính ấy, nhưng sau độ lùi của lịch sử, họ được nhìn nhận đánh giá một cách chân thực, toàn diện và sâu sắc hơn. Họ vẫn là những người lính sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung, chiến đấu ngoan cường và hi sinh anh dũng…Thế nhưng bên cạnh con người đạo lí còn có con người tự nhiên, bên cạnh con người công dân còn có con người cá nhân, con người số phận, con người bi kịch, bên cạnh con người chiến thắng có con người bị “chấn thương”.
Một số công trình nghiên cứu hiện nay đang nhầm lẫn so sánh văn học với lý thuyết văn học so sánh. Nếu so sánh văn học đơn giản chỉ là sự đối chiếu tìm ra sự giống khác của hai đơn vị kiến thức (chi tiết, hình tượng…) thì lý thuyết văn học so sánh yêu cầu đi tìm cái mẫu số chung của các tác phẩm, trên cơ sở đó di chuyển các đối tượng cần so sánh trên cả hai trục đồng đại và lịch đại để xem xét sự ảnh hưởng, giao thoa hay chỉ là sự tương đồng… Công trình "Tiểu thuyết và chiến tranh" đã cố gắng đáp ứng yêu cầu này, do vậy sự so sánh với các tiểu thuyết trên thế giới cùng đề tài có sức thuyết phục. Kết hợp với so sánh, công trình đi tìm các diễn ngôn mới, diễn ngôn về không gian, về văn hóa với sự khép mở những cảnh tượng chiến tranh với văn hóa phong tục, văn hóa tâm linh, huyền thoại. Nhờ thế mà tiểu thuyết hôm nay đã tạo ra một không gian khác, một “cuộc sống thứ hai”, tức sáng tạo ra những mô hình nghệ thuật mới, mô hình của một thế giới khác, mới mẻ, hư ảo, bí ẩn, thiêng liêng... Tương ứng với những mô hình này là một kiểu “kết cấu mảnh ghép” rất đáng lưu ý. Các mảnh ghép để vẽ ra một bức tranh nhiều số phận mang tính bi kịch khác nhau nhưng có chung một nguyên nhân gây ra là chiến tranh. Chiến tranh như cái bản lề khép mở các số phận bi kịch mà muốn giải thoát các bi kịch ấy, chỉ có cách là phá tung cái bản lề ấy đi mà thôi. Đặc sắc hơn là nhà văn muốn vẽ ra một bức tranh văn hóa được phối ghép nhiều mảng màu độc đáo. Có thể coi sự đổi mới điểm nhìn và ghép kết cấu là hai nét đổi mới cơ bản, chủ yếu của tiểu thuyết hôm nay về đề tài chiến tranh.
Công trình này cho thấy một tâm huyết thiết tha và hiểu biết sâu của người viết về đề tài chiến tranh cách mạng, qua đó đã khẳng định những giá trị văn hóa vĩnh cửu của tiểu thuyết sử thi. Đồng thời công trình cũng là một cách khẳng định ý nghĩa nhân văn cao cả, thiêng liêng về các cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc ta chống lại kẻ thù xâm lược.
NGUYỄN MAI LIÊN
|
văn hóa, con người, người lính, công trình, chiến tranh, văn học, công trình nghiên cứu, tiểu thuyết, bi kịch, nhà sử học, so sánh, tái hiện, sử thi, quân Đội nhân dân
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|