Mở triển lãm về quá trình làm phim ‘Cuốn theo chiều gió’

14:10:00 07/09/2014

(Thethaovanhoa) - Trong khi diễn ra cuộc tranh cãi công khai hết sức gay gắt về việc ai sẽ đóng vai Scarlett O'Hara trong phim Cuốn theo chiều gió (Gone With the Wind), thì nhà sản xuất David O. Selznick lại cố gắng tìm cách để bộ phim này “lọt” qua được các nhà kiêm duyệt của Hollywood, bằng việc giảm bớt những giọng điệu phân biệt chủng tộc trong cuốn tiểu thuyết gốc khi mô tả miền Nam trong cuộc nội chiến.

(Thethaovanhoa) - Trong khi diễn ra cuộc tranh cãi công khai hết sức gay gắt về việc ai sẽ đóng vai Scarlett O'Hara trong phim Cuốn theo chiều gió (Gone With the Wind), thì nhà sản xuất David O. Selznick lại cố gắng tìm cách để bộ phim này “lọt” qua được các nhà kiêm duyệt của Hollywood, bằng việc giảm bớt những giọng điệu phân biệt chủng tộc trong cuốn tiểu thuyết gốc khi mô tả miền Nam trong cuộc nội chiến.

Hàng ngàn người hâm mộ đã gửi thư bày tỏ muốn được thủ vai Scarlett. Nhiều nhà hoạt động da màu khẩn nài Selznick không làm bộ phim này, trong khi Hội Thanh niên châu Phi coi tác phẩm điện ảnh này là xa lạ với Mỹ, bài Do Thái, miệt thị người da màu và tôn vinh xã hội phân biệt chủng tộc ở miền Nam.

Tuy nhiên, Selznick đã bỏ qua hết những ý kiến này và đã cho ra đời một trong những bộ phim nổi tiếng nhất trong lịch sử. Ngày 9/9, hàng trăm kỷ vật được ông lưu giữ, trong đó có những bộ váy được các diễn viên mặc trong phim, bản thảo…, sẽ được trưng bày trong cuộc triển lãm The Making of Gone With the Wind tại Trung tâm Harry Ransom thuộc trường Đại học Texas, nhân kỷ niệm 75 năm ra đời bộ phim Cuốn theo chiều gió .



Bộ váy của nàng Scarlett trong phim Cuốn theo chiều gió.

Bộ sưu tập của Selznick là một trong những bộ sưu tập lớn nhất tại Trung tâm Ransom, đơn vị đã chuẩn bị cuộc triển lãm trong khoảng 4 năm. Hồi năm 2010, Trung tâm đã lập chiến dịch hỗ trợ bảo tồn nhiều bộ trang phục đóng phim và họ đã thu nhận được hơn 30.000 USD từ các nhà hảo tâm trên khắp toàn cầu.
Trong số các bộ trang phục được trưng bày trong triển lãm có các bộ váy do nữ diễn viên Anh Vivien Leigh mặc khi hóa thân thành Scarlett.

Triển lãm sẽ đưa khách tham quan đi qua một hành trình, từ việc mua bản quyền phim hồi năm 1936 tới quá trình sản xuất, tuyển diễn viên đóng phim, loại bỏ các từ ngữ phân biệt chủng tộc mà nữ văn sĩ Margaret Mitchell sử dụng trong cuốn tiểu thuyết và buổi chiếu ra mắt phim.

Triển lãm dành một không gian đặc biệt để mô tả quá trình tuyển chọn người đóng vai Scarlett. Được biết, các nữ diễn viên nổi tiếng Bette Davis và Katherine Hepburn đã được “nhắm” cho vai diễn này trước khi Selznick quyết định chọn Leigh.

Nhiều người hâm mộ đã gửi thư ngỏ ý muốn được đóng vai Scarlett và đến cuối năm 1936, ê-kíp làm phim đã nhận được hơn 75.000 bức thư của fan.
“Nhân vật này có những yếu tố thực sự thu hút sự quan tâm của công chúng. Rất nhiều phụ nữ cảm thấy có phù hợp với vai diễn này bởi vì họ cũng gặp những rắc rối tình cảm giống Scarlett” - Wilson nói.
Tuấn Vĩ

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
DANH MỤC
TIN TỨC
THỐNG KÊ

Hôm nay: 1
Tháng : 1
Năm : 1