Một tiểu thuyết ấn tượng về đề tài nông thôn

08:00:00 28/08/2014

Đọc "Thuyền nghiêng" của Dương Thị Nhụn, NXB Quân đội nhân dân, 2012.

Bìa tiểu thuyết "Thuyền nghiêng" của nhà văn Dương Thị Nhụn.

Cách đây mấy năm, trên một tờ báo có bài viết về một thôn ở Thái Bình, chỉ bởi tên thôn mà sinh ra bè phái. Bẵng một thời gian, mới đây có anh bạn mang đến tôi một bản thảo nhờ góp ý. Hóa ra đó chính là chuyện viết về thôn nọ và anh là người trong cuộc! Thì ra đến giờ chuyện vẫn cứ lùng nhùng, nó nóng đến mức bạn tôi chưa viết lách bao giờ đã phải cầm bút! Đại thể xưa làng anh có tên là X, trong kháng chiến chống Pháp đổi là Y, thời hợp tác xã gọi là thôn 4.

Gần đây có quyết định lấy lại tên Y. Tưởng không có gì to tát, vậy mà lại sinh chuyện. Họ lớn nhất muốn lấy lại cái tên X vì ông tổ họ này đã đặt tên đó. Chẳng ngờ các họ khác dứt khoát không nghe. Thì ra gốc của vấn đề là các họ này không muốn cái họ lớn nhất kia cậy thế muốn làm gì thì làm! Có vị quyết từ bỏ nhà cao cửa rộng ở thành phố về quê cho họ mình thêm vây cánh; có anh dứt khoát khai trong lý lịch thôn mình là X chứ không thừa nhận cái tên Y; trai làng mấy người sứt đầu mẻ trán; tình yêu tan vỡ; vợ chồng lủng củng. Đơn từ lên tận Trung ương, báo chí vào cuộc còn anh bạn tôi thì hì hục "cày" đến hơn 100 trang. Ngày trước, cái thời hợp tác xã, thời "thôn 4" làm gì có chuyện như vậy!

Xét về sự việc và mức độ gay cấn thì chuyện thôn X đáng nói đáng viết hơn chuyện làng Đông Phong trong "Thuyền nghiêng", nhưng Dương Thị Nhụn đã làm nên một tiểu thuyết đáng đọc, còn anh bạn tôi thì chỉ có được bản tường trình lòng thòng cho dù anh cũng gọi đấy là tiểu thuyết!

Làng Đông Phong ở vào thế đất không thuận, đầu này cao đầu kia thấp như con thuyền chơi vơi giữa bốn bề sông nước, vì vậy xưa dân làng phải xây đình và chùa ở bốn góc để cân bằng phong thủy, nhờ vậy làng được yên ổn. Bỗng sinh ra tệ phá đình phá chùa khiến làng xảy ra hết tai nọ đến họa kia. Ngay hôm phá bốn đứa trẻ ăn chuột nướng một đứa chết ba đứa ngắc ngoải, hai anh dân quân chạy đến chỗ rẽ đâm xô vào nhau, một anh về được đến nhà thì tắt thở. Cái chết làm người ta sợ và dừng tay nên nhờ đó ngôi chùa Tây còn lại đến sau này.

Họ Hoàng không những là họ lớn nhất Đông Phong mà còn là họ danh giá, ba mươi họ trong làng chỉ họ này xưa có cụ Hoàng Sang đỗ tiến sĩ. Vong cụ nhập vào người lên đồng bảo cho dân làng biết phải dựng lại đình chùa để tránh tai ương chứ riêng chùa Tây không thể nào cân bằng được cả cái thuyền! Họ Hoàng cho rằng chuyện họ mình cũng là chuyện của làng nên việc đầu tiên là phải dựng lại nhà thờ tổ. Họ cử người đi các nơi tìm mua nhà gỗ cổ để làm nhà thờ nhưng hôm động thổ lại xảy tai ương, lưỡi mai rơi đứt lìa chân Tốn, một người trong họ. Vong nhập bảo do hắn cậy mình bỏ tiền ra mua nhà nên có quyền quyết định việc xoay lại hướng nhà thờ. Rồi ông Hình và thằng Vớ đánh nhau, cái xác dở sống dở chết của ông Hình tự nhiên lại thấy nằm ở cống Cả… Chuyện hãi hùng liên tiếp xảy ra khiến một người phải thốt lên: "Mấy chục năm trận mạc trước kẻ thù, tôi nào biết run là gì, nhưng tôi bị khuất phục và run sợ một thế giới không tồn tại".

Nhân vật trong "Thuyền nghiêng" khá sắc nét, nhiều nhân vật gây ấn tượng, được khắc họa bằng những chi tiết sống động. Ông Tấn với chiếc khăn màu cháo lòng lau dớt dãi. Tiến sĩ Húng loạn chữ và dở khôn dở dại, lại bị ám ảnh bởi cái chết của đồng đội nên mỗi khi thấy máu lại lên cơn động kinh! Thằng Vớ ngố nghế. Rồi ông Vấn, ông Hình, Tố, hai thằng Bằng Anh, Bằng Em, mỗi người một vẻ, một cá tính, một số phận. Tác giả vững tay nhất là với Hãn, người đàn bà đầy ham muốn và khiến đàn ông phải ham muốn nhưng cũng là người đáng thương, giàu nghị lực, lòng nhân ái và biết cách trở thành một người đoan chính. Đoạn kể chuyện Hãn đau đẻ còn thằng Vớ thì ngú ngớ chẳng hiểu gì có thể làm người đọc cười ra nước mắt.

Tác giả khá khéo trong cách kể, giỏi đan xen chuyện cũ chuyện mới và giấu câu chuyện về nguồn gốc của Hãn đến tận những trang cuối cùng mới làm sáng tỏ; biết đẩy các sự việc đến cao trào, nhất là trận đòn của Vớ với ông Hình, của hai thằng con ông này với Vớ; biết cách làm thỏa mãn người đọc bằng nỗi đau lão Hình phải chịu trước khi chết; biết hòa trộn cái thực cái hư, thế giới không tồn tại với thế giới hiện hữu… Nếu có gì cần bàn thì với một số sự việc tác giả có thể chọn cách khác chứ không nhất thiết phải bằng vong nhập, chẳng hạn việc bà Hiên về làng làm sáng tỏ chuyện Hãn là đứa con ra đời từ cuộc lừa tình ngày trước của ông Hình với bà…

Đọc "Thuyền nghiêng", ta thấy tác giả là người am hiểu tường tận những ẩn chứa sau lũy tre làng. Cuốn tiểu thuyết chứng tỏ tay nghề vững vàng của tác giả


Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
DANH MỤC
TIN TỨC
THỐNG KÊ

Hôm nay: 1
Tháng : 1
Năm : 1