Vì sao nhà văn nổi tiếng hay lựa chọn bút danh "khó hiểu" đến vậy?
11:13:00 28/05/2015
Từ nhiều thế kỷ, các nhà văn nổi tiếng đã lựa chọn bút danh cho các tác phẩm của họ. Có nhiều nguyên nhân để các nhà văn lựa chọn bút danh thay tên thật, đó là các lý do khó nói về vấn đề chính trị, hay vấn đề cá nhân, một số đơn giản lựa chọn bút danh vì họ thích...
Nói một cách dễ hiểu, bút danh là phương tiện đầy quyền lực của nhà văn, cho phép ngòi bút của họ viết ra bất cứ điều gì mà miệng của họ không được phép nói.
Sau đây là một số bút danh của các nhà văn nổi tiếng và nguyên nhân họ lựa chọn bút danh:
Bút danh Robinson Crusoe của Daniel Foe trong tác phẩm “Robinson Crusoe”. Tiểu thuyết tiếng vang khắp thế giới của ông là một sản phẩm văn học phức tạp. Nó ngụ ý là một sử kí do chính Crusoe viết, và được Daniel biên tập lại. Nguyên nhân ông chọn Robinson Crusoe thay cho tên mình để diễn đạt là để tránh những vướng mắc với pháp luật qua văn phong đầy chỉ trích của mình.
Nhà văn François-Marie Arouet nổi tiếng qua bút hiệu Voltaire, là một đại văn hào, tác giả, bình luận gia, nhà thần luận và triết gia người Pháp. Ông giữ bút danh để tránh liên lụy cho người khác khi công bố những bài luận có tính châm biếm viết về triều đình Pháp.
Nhà văn Pháp thế kỉ 19 Marie-Henri Beyle được biết đến với bút danh Stendhal. Đây là cách để nhà văn giữ khoảng cách với cha mẹ mình, người mà ông không thích.
Bút danh George Sand là của nữ tiểu thuyết gia nổi tiếng người Pháp Amantine Aurore Lucile Dupin. Bà lựa chọn bút danh để che đậy giới tính của mình nhằm tránh các chỉ trích chống lại các tác giả nữ. Trong hơn bảy mươi năm cuộc đời mình, nữ văn sĩ thiên tài đã sống một cuộc sống mãnh liệt, hết sức phóng túng nhưng cũng đầy sáng tạo. Bà được coi là một ngoại lệ của văn học Pháp thế kỉ 19.
Bút danh đàn ông của ba chị em Bronte. Charlotte trở thành Currer Bell, Anne là Acton Bell còn Emily hóa thân thành Ellis Bell. Họ phải nấp sau những bút danh nam giới để tác phẩm được độc giả đón nhận, tránh phải hứng chịu thành kiến và sự phân biệt giới tính.
Nhà văn của “Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên” Charles Lutwidge Dodgson nổi tiếng với bút danh Lewis Carroll. Tác giả là một người khiêm tốn và muốn giữ đời sống cá nhân được riêng tư.
Nhà văn, tiểu thuyết gia người Anh Mary Anne Evans được biết đến phổ biến với bút danh George Eliot. Bà là một trong những nhà văn tiên phong của thời đại Victoria. Bà sử dụng bút danh nam cho các tác phẩm để đảm bảo rằng tác phẩm của bà được chú trọng. Dù những nhà văn nữ có thể xuất bản thoải mái dưới tên của họ, nhưng Eliot muốn đảm bảo rằng mình không bị coi là một nhà văn lãng mạn đơn thuần. Chính yếu tố bổ sung này có thể đã bảo vệ bà khỏi sự soi mói vào đời sống riêng tư, và bảo vệ bà khỏi những scandal liên quan tới người chồng George Henry Lewes.
Có lẽ nhiều người biết đến nhà văn Samuel Langhorne Clemens nhiều hơn cả với bút hiệu Mark Twain. Do nơi sinh của ông ngay tại bờ sông Mississippi và con sông lớn này đã nối hai miền bắc và nam nên bút danh này là một thương hiệu tốt để nói về mình là một nhà văn đến từ bờ sông Mississippi.
Bút danh Joseph Conrad được nhà văn Józef Teodor Konrad Korzeniowski lựa chọn để giúp cho tên mình dễ đọc hơn với những độc giả người Anh.
Bút danh O. Henry nổi tiếng của nhà văn William Sydney Porter được biết đến rộng rãi trong giới văn chương Mỹ. Truyện ngắn của O.Henry nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ một cách khéo léo. Tác giả lựa chọn bút danh để rũ bỏ quá khứ hổ thẹn khi phạm tội biển thủ công quỹ.
Pablo Neruda là bút danh của Neftali Ricardo Reyes Basoalto, nhà thơ Chile đoạt giải Nobel Văn học năm 1971. Đây là cách tác giả dùng để che giấu những bài thơ của mình khỏi sự phản đối của người cha.
Nữ văn sĩ người Đan Mạch Karen Blixen được biết đến với bút danh Isak Dinesen, dùng để tránh phải hứng chịu thành kiến và sự phân biệt giới tính đối với các nhà văn nữ.
Tiểu thuyết gia Eric Arthur Blair nổi tiếng với bút danh George Orwell, là một trong những ngòi bút tiếng Anh được hâm mộ nhất ở thế kỷ 20. Ông nổi danh nhờ 2 cuốn tiểu thuyết phê phán chủ nghĩa toàn trị nói chung và chủ nghĩa Stalin nói riêng, được viết và xuất bản vào cuối đời: Một chín tám tư (Nineteen Eighty-Four) và Trại súc vật (Animal Farm). Bút danh giúp ông che đậy gia đình của mình khỏi sự xấu hổ khi cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Eric nói về khoảng thời gian sống nghèo nàn của mình.
Nữ nhà văn Patricia Highsmith phải đổi bút danh thành Claire Morgan vì nội dung mang tính giải trí liên quan đến giới tính và tình dục trong tiểu thuyết "The Price of Salt".
|
lựa chọn, tác giả, tác phẩm, người pháp, nhà văn, giới tính, tiểu thuyết, tiểu thuyết gia, emily, bút danh, pháp, nổi tiếng, mark twain, robinson crusoe, bút hiệu
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|