Tháng năm thăm Bến Nhà Rồng
21:15:00 14/05/2015
Với người dân Việt Nam, Bác Hồ không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người còn là nhà báo, nhà văn, nhà thơ có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Tháng năm này, đến thăm Bến Nhà Rồng, lần giở những tư liệu viết về Bác, chúng tôi càng nhận rõ thêm điều đó…
Du khách tham quan, tìm hiểu tư liệu về Bác Hồ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Đến khu di tích Bến cảng Nhà Rồng (chi nhánh Bảo tàng Hồ Chí Minh tại TP Hồ Chí Minh), mỗi chúng ta càng thêm kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bài hát Dấu chân phía trước (nhạc Phạm Minh Tuấn, lời thơ Hồ Thi Ca) do ca sĩ Anh Thơ trình bày như một sự gửi gắm của thơ, nhạc với thế hệ trẻ cần hiểu và sống có lý tưởng: “Bước chân không êm không ấm/ Bước chân không là dấu nắng/ Mười ngón trăn trở bầm sâu…”.
Tại đây, nhiều bạn trẻ đã đến xem hình ảnh, tư liệu về cuộc đời hoạt động của Người. Sinh viên Minh Trang, Trường đại học Luật TP Hồ Chí Minh, cho biết, từ nhỏ em đã đọc các cuốn sách viết về Người, nhưng đến bảo tàng tìm hiểu, cho em một cảm nhận khác: “Bác Hồ rất yêu thích văn học dân gian, văn thơ cổ điển và thơ yêu nước Việt Nam”. Các bạn trong nhóm sinh viên của Minh Trang cho biết thêm: “Bác am hiểu sâu sắc Hán học, thơ Đường, thơ Tống”.
Trong thời kỳ hoạt động ở Pháp, ở Anh… Bác say mê tìm hiểu văn học nghệ thuật phương Tây, rất yêu thích các tác giả như: Uy-li-am Xếch-xpia, Cha-lít Đích-ken, Vích-to Huy-gô, Ê-min Giô-la... Bác Hồ chưa bao giờ có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương. Thế nhưng, trên con đường hoạt động cách mạng, văn chương đã đến với Bác như một phương tiện, một vũ khí chiến đấu sắc bén, được sử dụng thường xuyên và rất có hiệu quả. Mặt khác, với một tâm hồn thơ phong phú và năng khiếu thơ bẩm sinh, đôi khi Bác cũng làm thơ trữ tình. Do đó, bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Bác còn để lại một sự nghiệp văn học quý giá.
Tháng 7 năm 1921, Bác hoàn thành tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp với tên tác giả là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bài báo, ký, truyện ngắn… Tháng 8 năm 1942, Bác sang Trung Quốc, bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam. Trong những ngày đọa đày khổ cực đó, Bác đã viết tập thơ Nhật ký trong tù bằng chữ Hán. Ngày 2-9-1945, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tự tay mình soạn thảo, tuyên bố trước quốc dân đồng bào trong nước và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…Khó có thể đánh giá hết giá trị nhiều mặt về di sản văn học của Bác Hồ. Năm 1990, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UNESCO đã có nghị quyết nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Hồ Chí Minh và tôn vinh Bác là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”.
Bác Hồ, danh nhân văn hóa của dân tộc và thế giới. Bác đã dành trọn đời mình để cứu nước, cứu dân. Bác còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo đấu tranh không ngừng nghỉ vì độc lập, tự do của dân tộc. Bác sáng tác thơ văn bằng tiếng Pháp, chữ Nho, chữ quốc ngữ. Nhà văn Sơn Tùng cho biết: “Tôi viết về Bác Hồ như là sự mách bảo của rất nhiều những tơ duyên khác nhau không thể nói ra được. Trong đó, có một tơ duyên rất quan trọng, đó là con đường đưa tôi cầm bút đến với văn học. Và Bác Hồ có sức thu hút lớn đối với tôi”.
Nhà văn Sơn Tùng cho biết thêm: “Năm 1960, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày sinh của Bác, nhiều người viết về Bác, trong đó có nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh viết rất hay. Năm đó, tôi không viết, tôi có tư liệu nhưng đây là đề tài lớn nên cảm tưởng mình không kham nổi. Lúc này tôi nghĩ rằng Hoài Thanh và Thanh Tịnh là những nhà văn lớn, còn mình chỉ như anh thợ gỗ, trong tay chỉ có chút tư liệu thôi. Điều ghi nhận trong tôi, văn hóa dân tộc và nền tảng gia đình là gia thế, gia giáo, gia phong cấu thành trong con người của Bác. Vì vậy mà khi ra nước ngoài, Bác chỉ tiếp nhận tinh hoa mà không pha tạp. Bác vẫn là Bác, là người thanh niên với những cảm xúc và tâm hồn rất Việt Nam. Tâm hồn Việt Nam với tính cách Việt như gia đình, họ hàng, làng xóm và cao hơn là đất nước, xây dựng nên sự bền vững văn hóa Việt trong con người từ thời trai trẻ của Bác”.
Lý giải về việc chọn thơ Bác Hồ dịch sang tiếng Nga, dịch giả Pa- ven An-tô-côn-xki viết: “…Ở những con người như Cụ Hồ Chí Minh, thì trí tuệ và cảm xúc là một thể thống nhất. Không có một cánh cửa bí mật nào cả giữa con người trong đời công và con người trong đời tư. Cùng một ánh hào quang ấy của nỗi đau khổ, đã thắp sáng cả lý trí và tình cảm, con người hành động và thi nhân”.
Việt Ngữ
|
văn hóa, hồ chí minh, tp hcm, văn học, nhà văn, sơn tùng, anh thơ, văn hóa đọc, tư liệu, bến nhà rồng, bảo tàng hồ chí minh, nghiệp văn, pháp, hoài thanh, danh nhân, văn học việt nam, Đại học luật
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|