Sở thích ghé thăm nhà xác của nhà văn Charles Dickens

14:00:00 17/12/2013

Tác giả có nhiều tiểu thuyết được bình chọn vào danh sách 100 tác phẩm văn học xuất sắc mọi thời đại nhất, nhà văn yêu thích của nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới, Charles Dickens có một sở thích hết sức khác người là ghé thăm nhà xác.

Charles Dickens là tiểu thuyết gia người Anh nổi tiếng nhất thời đại Nữ hoàng Victoria, một vị trí dọn đường để ông trở thành một trong những tác giả nổi tiếng nhất thế giới. Ở tuổi 30, tác giả của những The Adventures of Oliver Twist (Oliver Twist), David Copperfield, A Christmas Carol (Ca khúc đêm Giáng sinh) và A Tale of Two Cities (Chuyện hai thành phố) đã có trong tay những gì mà mọi người đều ao ước, sự giàu có và nổi tiếng, như một sự bù đắp xứng đáng sau chuỗi ngày khốn khó thời thơ ấu. Nhưng cũng chính thời điểm này, tác giả hiện thực lớn nhất của nước Anh thế kỷ 19, người có những trang viết được trẻ em khắp thế giới yêu thích lại có một niềm đam mê kỳ lạ với… nhà xác! Charles Dickens từng thừa nhận rằng trong thời gian ở Paris, ông thích đến nhà xác, lưu lại cả một ngày dài ở đó, quan sát các nhân viên làm việc trên các xác chết. Charles Dickens gọi đó là một “lực đẩy hấp dẫn” và cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi xem các khâu kiếm tra, chuẩn bị, lưu trữ các xác chết. Từ đó, nhà văn nổi tiếng bắt đầu tưởng tượng về các câu chuyện của mình, trong đó có rất nhiều hình ảnh về nhân vật rùng rợn chuyên ăn thịt người.


Charles Dickens là tác giả có nhiều tiểu thuyết được bình chọn vào danh sách 100 tác phẩm văn học xuất sắc mọi thời đại nhất

Việc quan tâm tới từng chi tiết nhỏ về các xác chết trong nhà xác của Charles Dickens được ông xem như một phần của sự tò mò, không mảy may xúc động hay sợ hãi, vì thế, ông từng đích thân kiểm tra một tù nhân bị xử tử bằng máy chém ở Rome. Thậm chí, ông từng đến nhà xác vào dịp Giáng sinh như một món quà nghỉ lễ độc đáo.

Tổng cộng, trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận, bài viết của Charles Dickens đã có khoảng 300 trang viết về chủ đề ăn thịt đồng loại. Chính ông cũng từng nói: “Có một phần của ma cà rồng trong tất cả chúng ta”. Ông thường mô tả những người đàn ông dã thú, tiêu biểu như các tác phẩm A Tale of Two Cities (Chuyện hai thành phố), Bleak House (Ngôi nhà lạnh lẽo). Từ hình tượng này, Charles Dickens gián tiếp tố cáo hệ thống pháp luật và cách quý tộc Pháp bóc lột người dân.


Sở thích đến nhà xác của Charles Dickens chủ yếu là do tò mò, không mảy may xúc động hay sợ hãi

Theo một nhà phê bình, ngọn nguồn của ám ảnh về các nhà xác và các câu chuyện ăn thịt người của Charles Dickens có mầm mống từ thời thơ bé. Bảo mẫu của cậu bé thường kể câu chuyện về những người đàn ông ăn thịt người để ru cậu ngủ. Bà kể các câu chuyện này từ đêm này qua đêm khác và Charles Dickens đã vô cùng sợ hãi. Vào thời điểm đầu những năm 1800, câu chuyện về những kẻ ăn thịt người đã xôn xao trong dư luận châu Âu. Một phần tin tức được các nhà thám hiểm người Anh mang về sau cuộc thám hiểu châu Phi. Họ kể rằng ở đây có tình trạng người ăn thịt người. Và chính Charles Dickens, sau này đã viết rất nhiều câu chuyện về những vụ ăn thịt người rùng rợn mà những chuyến ghé thăm nhà xác ở Paris đã gợi cảm hứng cho ông, mặt khác, cho ra đời những bài viết thể hiện sự quan sát tinh tế về phản ứng, biểu cảm của công chúng ghé thăm nhà xác nhìn vào những xác chết như bị thôi miên.

Một điều đặc biệt hơn nữa là không những nhà văn nổi tiếng mới có thú đi thăm các nhà xác mà theo một cuốn số tay của khách du lịch từng tới thủ đô nước Pháp ghi lại, nhà xác là một điểm du lịch thu hút du khách nhất ở đây: “Chỉ một thời gian ngắn, nơi đây đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng ở Paris, không chỉ dành cho du khách, mà còn là điểm ưa thích của người dân Paris vào những chuyến đi chơi ngày cuối tuần”. Thật khó tưởng tượng rằng người ta có thể tìm thấy niềm vui ở một địa điểm khủng khiếp tới vậy.


Những tác phẩm nổi tiếng của Charles Dickens

Một trong những điểm khiến tác phẩm của Charles Dickens được yêu thích là nhờ cảm hứng hài hước, dễ chịu. Ông không phỉ báng người Do Thái như các đồng nghiệp cùng thời. Bắt đầu viết những kiệt tác ở độ tuổi đôi mươi và theo thời gian, chất hài hước trong ngòi bút của ông không hề phai nhạt. Charles Dickens có thể làm cho độc giả vừa cười vừa khóc với những trang viết của mình. Ngoài thói quen thích lui tới các nhà xác, Charles Dickens còn có một cuộc sống hết sức sống động và gây nhiều tranh cãi. Ông thích diện trang phục màu mè; tin tưởng và thực hành thôi miên thuật; luôn ngủ hướng Bắc/ Nam như tôn sùng một thứ tôn giáo; thích đồng hành cùng các cảnh sát tuần tra vào ban đêm. Charles Dickens thường đi bộ 10-20 dặm mỗi ngày.

Ngoài ra, sinh thời, không chỉ bằng các trang viết, ông còn lấy lòng được rất nhiều em nhỏ bằng tài ảo thuật tuyệt vời. Trong di chúc được viết trước lúc qua đời, Charles Dickens đã yêu cầu không nên dựng tượng đài kỷ niệm ông bởi điều mà nhà văn người Anh vĩ đại nhất lịch sử muốn công chúng nhớ tới chính là những tâm huyết mà ông gửi gắm trong tác phẩm của mình.

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
DANH MỤC
TIN TỨC
THỐNG KÊ

Hôm nay: 1
Tháng : 1
Năm : 1