Mong manh tác quyền phim điện ảnh và phim truyền hình

14:37:00 21/12/2013

Công nghệ số ngày càng phát triển, một cú “nhấp chuột” đã có thể tiêu tan bản quyền của những bộ phim bạc tỉ. Một hành động phát tán bừa bãi cũng có thể gây sạt nghiệp cho một hãng phim truyền hình. Số phận của một bộ tiểu thuyết, một tập thơ, một bức ảnh… cũng thật mong manh trước khi đến tay công chúng đích thực.

Chưa khi nào, tác quyền văn học, điện ảnh, truyền hình… lại kêu cứu khẩn thiết như thời điểm này. Hội Nhà văn VN, Hội Điện ảnh và các đơn vị, cá nhân liên quan trực tiếp đến số phận các tác phẩm của mình đang cùng lên tiếng.

Hà Nội

Cần ngay một tổ chức bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan

Được tổ chức ngay sau khi Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực, Tọa đàm về một số vấn đề cơ bản trong Nghị định 131 và bảo vệ quyền tác giả phim điện ảnh, phim truyền hình trên các phương tiện thông tin đại chúng được Hội Điện ảnh VN tổ chức tại Hà Nội ngày 17.12 và TP.HCM ngày 18.12 đã thu hút sự quan tâm của nhiều nghệ sĩ và nhà sản xuất phim. Đã đến lúc ngành điện ảnh cũng cần có một tổ chức bảo vệ bản quyền của riêng mình!

Chính thức có hiệu lực từ ngày 15.12.2013, Nghị định 131 được các nhà hoạt động điện ảnh có mặt tại buổi tọa đàm đánh giá là một bước đi quan trọng của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ các tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình trong và ngoài nước.

Theo quy định của Nghị định này, mức phạt tối đa cho các hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan lên tới 250 triệu đồng (đối với cá nhân) và 500 triệu đồng (đối với tập thể).

Ngoài ra, các tổ chức và cá nhân còn có thể buộc phải thi hành một số biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. Mức phạt này được các nhà hoạt động điện ảnh nhìn nhận là khá nghiêm khắc, tuy nhiên để triển khai được trong thực tế lại hoàn toàn không đơn giản. Sự phát triển của internet đã khiến các hành vi vi phạm bản quyền lan rộng không biên giới và trở nên khó kiểm soát.

Chia sẻ sự lo lắng với các nhà làm phim VN, ông Van Duelmen, Giám đốc A Company mách nhỏ bí quyết bảo vệ bản quyền các tác phẩm điện ảnh tại châu Âu: “Đầu tiên mức giá phải không quá đắt để người tiêu dùng có thể chi trả được. Thứ hai là nên cân nhắc việc phát hành phim qua một đại lý trung gian rồi mới đến thị trường".

Chủ tịch Hội Điện ảnh- NSND Đặng Xuân Hải chia sẻ: “Chỉ mong có một đơn vị quản lý tập thể sớm được thành lập để các nghệ sĩ yên tâm cống hiến. Dù có muộn thì cũng vẫn phải làm để điện ảnh VN không còn trong tình trạng thất thoát mà không biết kêu ai!”.

T.P Hồ Chí Minh

Tiếp theo Hà Nội (17.12), ngày 18.12 tại TP.HCM, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp cùng Công ty Phim Studio A Việt Nam và Công ty Skyline Media tổ chức Tọa đàm về một số vấn đề cơ bản trong Nghị định 131 của Thủ tướng Chính phủ với quyền và bảo vệ quyền tác giả phim Điện ảnh và phim Truyền hình trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Thông qua sự kiện, Ban tổ chức mong muốn tìm ra những giải pháp tích cực trong vấn đề bảo vệ quyền tác giả trong các tác phẩm điện ảnh và truyền hình nước ta hiện nay.

Toàn cảnh tọa đàm tại TP.HCM

Bị xâm phạm không biết… kêu ai

Nổi bật tại chương trình là ý kiến của nhiều đại biểu kiến nghị cần nghiêm cấm upload và download các nội dung được bảo hộ bản quyền khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả; bên cạnh đó cần có các quy định nhằm cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của người chủ sở hữu với các nhà cung cấp dịch vụ internet và người sử dụng nội dung liên quan đến văn bản, video và audio từ trang web.

Đáng chú ý là thực trạng phần đông công chúng vẫn còn chuộng tâm lý “xài chùa”, tạo điều kiện cho nạn “ăn cắp” ngày càng phát triển với nhiều hình thức tinh vi.

Ông Lê Minh Thành - Giám đốc Công ty Truyền thông Gia Việt cho biết, năm 2006 chúng tôi thương lượng và bỏ ra 350 triệu đồng để mua bản quyền hai bộ phim điện ảnh là Cánh đồng hoang và Mùa gió chướng của Hãng phim Giải Phóng về chiếu trên trang www.ephim24g.net .

Nhưng khi phim vừa đưa lên thì rất nhiều trang mạng khác cũng có. Bức xúc vì phải bỏ ra một số tiền lớn mua bản quyền để rồi bị xâm phạm, tôi mang chuyện khiếu nại với anh Thái Hòa-Giám đốc hãng phim thì được trả lời là “tôi cũng bó tay chứ biết làm sao bây giờ”.

Ông Tất Hữu Đăng Khoa-Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Sen Việt bày tỏ sự lo lắng vì cho rằng việc ngăn chặn xâm phạm bản quyền trên internet là một thách thức lớn. Bởi có nhiều chủ trang web không trực tiếp đưa tác phẩm lên mà độc giả của họ tải lên để chia sẻ thì phải xử làm sao? Các bước cụ thể để đòi lại công bằng khi xâm phạm bản quyền như thế nào, cũng như cơ quan chuyên trách nào sẽ đứng ra thụ lý…

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoan - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Bản quyền tác giả chia sẻ, một bước đi quan trọng giúp bảo vệ các tác phẩm điện ảnh và truyền hình trong và ngoài nước của các cơ quan chức năng góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ tình trạng vi phạm trên, cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ hoạt động tác quyền điện ảnh thông qua các quy định và chế tài xử phạt cụ thể chính là Nghị định số 131/2013/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 15.12.2013.

Cần có Trung tâm bảo vệ tác quyền điện ảnh

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoan cho biết, hiện khi phát hiện vi phạm, tổ chức, cá nhân có quyền kiện ra tòa để xửlý hành chính, dân sự kể cảhình sự. Đồng thời chỉ cần chứng minh được sự hợp pháp về bản quyền của phía đơn vị mình nắm giữcó thể khiếu nại đến Thanh tra Bộ VHTTDL hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông để yêu cầu được cắt đường truyền của những trang web vi phạm…

Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, NSND Đặng Xuân Hải nhận định đã đến lúc cần thành lập một tổ chức quản lý tập thể cho môi trường điện ảnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc thu tiền bản quyền phim truyền hình và điện ảnh trên mạng trong thời gian tới chắc chắn sẽvẫn gặp khó khăn vì thực tế cho thấy việc thu tiền tải nhạc trên mạng cũng nhiều lần khiến đơn vị thu cảm thấy bất lực.

Chia sẻ về những kinh nghiệm trong công tác bảo vệ quyền tác giả, ông Alexander Van Duelmen - Giám đốc A Company của CHLB Đức (chuyên gia về công tác phát hành phim trên các kênh truyền hình và các phương tiện truyền thông tại châu Âu) cho rằng, do nhận thức của công chúng một phần còn hạn chế, bản thân những cá nhân, tổ chức khai thác sửdụng mặc dù đã biết những nghĩa vụ của mình nhưng vì vụ lợi nên vẫn cố tình vi phạm...

Qua đó, góp ý ngoài việc được bảo vệ bằng luật pháp thì bản thân những tác phẩm điện ảnh cũng phải tự mã hóa, trên bản phim cần được đánh dấu cụ thể về mặt kỹ thuật đây là phim của chủ sở hữu nào… Mặt khác, trong những hợp đồng của nhà sản xuất với các đơn vị phát hành, các đài truyền hình sửdụng phim hoặc các đại lý hay mọi hình thức truyền tải tác phẩm khác đều phải ghi rất rõ trách nhiệm pháp lý đối với quyền tác giảcủa tác phẩm.

Theo Baovanhoa


Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
DANH MỤC
TIN TỨC
THỐNG KÊ

Hôm nay: 1
Tháng : 1
Năm : 1