Lời tiên tri "trúng phóc" về thế giới của các nhà văn

14:00:00 02/03/2014

(Kienthuc.net.vn) - Nhà văn Mỹ Morgan Robertson đã viết cuốn sách "Sự phù phiếm" năm 1898 và tiên tri về việc tàu Titan bị chìm ở Đại Tây Dương giống với tàu Titanic.

Tiên tri của Jules Verne về tàu Apollo
Năm 1865, nhà văn Pháp chuyên viết thể loại khoa học viễn tưởng Jules Verne đã đưa ra lời tiên đoán việc tàu Apollo hạ cánh xuống Mặt trăng trước khi sự kiện này trở thành hiện thực hơn 100 năm sau.
Khi đó, ông viết một truyện ngắn có tên "From the Earth to the Moon" (Từ Trái đất tới Mặt trăng) kể về chuyến hành trình đầu tiên của nhân loại đặt chân lên Mặt trăng. Trong tác phẩm của mình, nhà văn Verne đã viết nhiều chi tiết mà sau này chúng trở thành sự thật.
Nhà văn Pháp Jules Verne đưa ra dự đoán chính xác về tàu Apollo được phóng lên Mặt trăng.
Một trong những chi tiết trong tác phẩm "Từ Trái đất tới Mặt trăng” thành hiện thực đó là tên lửa sẽ phóng từ bang Florida (Mỹ), tàu không gian sẽ mang tên Apollo cũng như số hiệu của các phi hành gia, trạng thái không trọng lượng… Một bằng chứng khác đó là, vào năm 1865, nhà văn Verne sẽ tuyệt đối không thể tìm được bất cứ tài liệu nào nói về vụ phóng tàu Apollo lên Mặt trăng.
Morgan Robertson tiên tri về thảm kịch tàu Titanic trước đó 14 năm
Vào năm 1898, tác giả người Mỹ Morgan Robertson đã viết một cuốn sách có tên “Futility, or the Wreck of the Titan” (tạm dịch: Sự phù phiếm, hay vụ đắm tàu Titan) nói về vụ đắm tàu tưởng chừng không bao giờ có khả năng xảy ra. Khi mọi người nhìn thấy trang bìa của tác phẩm, bạn sẽ nhìn thấy một số điểm trùng hợp giữa con tàu trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn Robertson với con tàu Titanic .
Trang bìa cuốn tiểu thuyết "Sự phù phiếm" của nhà văn Robertson có nhiều điểm tương đồng đến lạ kỳ với thảm kịch mà Titanic gặp phải.
Trong cuốn tiểu thuyết của mình, Robertson kể về việc một con tàu lớn nhất từ trước đến nay, tương đương với khách sạn hạng nhất và được nhấn mạnh là con tàu không thể chìm. Tuy nhiên, ngay trong chuyến hải trình đầu tiên, nó đã đâm phải một tảng băng trôi ở Bắc Đại Tây Dương. Kết cục là con tàu Titan chìm xuống đáy đại dương. 14 năm sau, tàu Titanic đã lặp lại bi kịch y như con tàu Titan xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết của Robertson.
Ngoài ra, cả hai tàu này đều do Anh sản xuất, dài hơn 240m. Cả hai con tàu đều gặp nạn vào tháng 4 và khoảng nửa đêm. Điểm chung tiếp theo là cả tàu Titan và Titanic mang khá ít xuồng cứu sinh để có thể cứu tất cả các hành khách trên tàu khi gặp nạn.
Tuy nhiên, con tàu Titan trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn Robertson có một số điểm khác biệt với tàu Titanic. Đầu tiên, con tàu Titanic đã không đâm vào tảng băng trôi Newfoundland 400 dặm khi đang di chuyển với vận tốc 25 hải lý như ông Robertson “tiên đoán”. Trên thực tế, Titanic đâm vào một tảng băng trôi cách Newfoundland 400 dặm khi di chuyển ở vận tốc 22,5 hải lý.
Nhà văn Anh dự đoán về bom nguyên tử
Năm 1914, nhà văn, tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng H.G. Wells nổi tiếng lịch sử thế giới đã dự đoán trước được sự ra đời của bom nguyên tử . Nhà văn Wells đã xuất bản cuốn tiểu thuyết mang tên "The World Set Free" (Thế giới tự do).
H.G. Wells đã dự đoán về bom nguyên tử từ năm 1914
Ngay ở lời tựa của cuốn sách, ông Wells đã viết lời tựa với nội dung bất cứ người nào có khả năng suy luận đều nhận thức được rằng, châu Âu sắp chìm trong một cuộc chiến tranh toàn cầu. Và nhân loại sẽ trải qua nỗi sợ khủng khiếp của chiến tranh khi phát minh ra bom nguyên tử.
Trong tác phẩm của mình, tiểu thuyết gia Wells đã miêu tả một thành phố bị hủy diệt bằng một quả bom nguyên tử. Trên thực tế, mãi tới năm 1942, dự án chế tạo bom nguyên tử đầu tiên mới xuất hiện ở Mỹ. Tuy vậy, ngay từ năm 1914, chỉ dựa vào kiến thức ít ỏi về những nguyên tố phóng xạ, ông Wells đã tưởng tượng ra một loại bom có sức hủy diệt ghê sợ, khiến loài người kinh hãi. Dự đoán của ông đã đi trước thời đại một thời gian dài.
Tâm Anh (theo Library, Cracked)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
DANH MỤC
TIN TỨC
THỐNG KÊ

Hôm nay: 1
Tháng : 1
Năm : 1