Khi anh mới khoảng 30 tuổi, đã xuất bản được hai tập truyện ngắn.
Đọc E-paper
|
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, nhận giải Sách hay 2013 ở hạng mục “Văn học” cho tiểu thuyết Biển và chim bói cá in năm 2009. |
> Kinh nghiệm xây dựng văn hóa đọc > Định nghĩa lại "văn hóa đọc" > Văn hóa đọc và nhận thức của xã hội > Sách điện tử và “văn hóa đọc” > Văn hóa đọc ở Việt Nam: Bắt đầu từ đâu? |
Một lần gặp nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, ông không dẫn đi uống cà phê như đã hẹn, mà đưa anh lang thang suốt buổi chiều ở phố sách Đinh Liệt, Hà Nội. Ông tặng mấy cuốn sách nghiên cứu về sử của Tạ Chí Đại Trường và sách nghiên cứu về Tây Nguyên của nhà Tây Nguyên học Jacques Dournes.
Nhà văn kể tiếp, phải 5 năm sau, anh mới thấu hiểu hết tấm lòng của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn khi khuyên các bạn trẻ phải đọc các công trình nghiên cứu về sử học để có nền tảng văn hóa đầy đủ cho quá trình tiếp nhận các chuyên ngành xã hội khác như sáng tác văn học.
Và nhà văn này kết luận: “Bây giờ nếu tôi thấy một người đã 40 tuổi đến hiệu sách mua Đại Việt sử ký toàn thư chẳng hạn, thì tôi rất muốn chúc mừng anh ta. Sự bắt đầu ấy không bao giờ muộn nếu muốn hoàn thiện vốn kiến thức trung bình của một con người”.
Tham chiếu những suy nghĩ này với giải thưởng Sách hay năm 2013 vừa diễn ra tại TP.HCM, thấy rõ mục đích mong muốn “khai minh” cho người đọc qua việc lựa chọn tác phẩm để trao giải.
Vì vậy, Ban tổ chức không ngần ngại tìm kiếm trong kho tàng sách cũ những cuốn quan trọng nhất phục vụ mục tiêu khai minh trí thức trẻ, chọn mặt gửi vàng, để tôn vinh những người đã đóng góp vào văn hóa Việt Nam bằng các tác phẩm chất lượng cao.
Chúng ta tiếp nhận từ giải thưởng này những cuốn sách không có biên giới, những tác giả nước ngoài, những tác giả trong nước, những cuốn sách lần đầu xuất hiện ở Việt Nam cách nay đến bốn năm mươi năm.
Trước những thắc mắc tại sao Ban tổ chức không tìm tòi giá trị mới, những cuốn sách mới lần đầu ra mắt chẳng hạn, thật ra công việc đó đã có nhiều tổ chức nghề nghiệp và xã hội làm, như Giải thưởng Hội Văn học và Nghệ thuật Trung ương và địa phương, dù nhiều lúc các giải này bị dư luận chê bai, nhiều tác giả từ chối nhận giải. Giải thưởng Sách hay hình như mang sứ mạng khác: Trợ giúp cho hành trình “Sách hay” đi tìm người đọc, đặc biệt là người trẻ và trí thức!
“Sách hay” đã đi đến mùa giải thứ ba và cũng là lần đầu được truyền thông tốt hơn cả, nhưng liệu có tác dụng với xã hội khi hiện nay nhiều lớp độc giả đã bị “đứt gãy văn hóa đọc”, do nhiều thập niên không được hướng dẫn cách đọc sách từ trong nhà trường và gia đình.
Sự bùng nổ của thị trường sách thời gian đầu thập niên 1990 cho một lớp độc giả đang khao khát sách đến với những giá trị của văn học thế giới, đã mở màn cho sự ra mắt tác phẩm của các nhà văn, nhà sử học, triết học người Việt có tiếng tăm.
Đến những năm 2000, độc giả vẫn còn hồ hởi tiếp cận sách đoạt giải Nobel của các tác giả không thuộc khối XHCN, Giải Goncourt (Văn học Pháp). Nhưng rồi chúng ta cũng buộc “gặt hái” một thế hệ đã lặn hụp đến 20 năm trong ngôn ngữ giải trí của truyện tranh và những bài học đạo đức đơn giản nhất.
Giải thưởng Sách hay liệu có thể đi đường dài không nếu chỉ có một buổi hội thảo đi kèm với một sự kiện trao thưởng long trọng. Rồi vẫn còn nguyên đó, những thế hệ trí thức lạc lối trong biển sách như nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn lo lắng.
Người viết bài này mong muốn rằng, những buổi lễ trao giải thưởng Sách hay này phải thu hút được sự có mặt của các đương kim quan chức Bộ Giáo dục - Đào tạo, và những chuyên gia tâm huyết nhất với quá trình cải cách giáo dục nước nhà.
Văn hóa đọc chỉ có thể bắt đầu gầy dựng từ ghế nhà trường, không phải từ hiệu sách và giải thưởng!