Thương lắm đôi bàn tay!
22:01:00 27/01/2013
(Kienthuc.net.vn) - Trong cuốn Mật mã Tây Tạng có đoạn tả người bị trùng chui vào cơ thể, rạch vết thương ra thấy những con trùng như những sợi gân trắng bò ra... Tưởng chỉ trong sách vở, nào ngờ ngay thời hiện đại này, ngay tại thủ đô vẫn có những bệnh nhân bị nhiễm giun, thấy rõ con giun bò ngoằn ngoèo dưới da, y như những mô tả kinh dị kia. Các bác sĩ đã chỉ ra đó là loài giun lươn. Những người thường xuyên phải tiếp xúc với đất, với vật nuôi hoặc ăn hải sản sống... dễ bị nhiễm loại giun này. Thế mới thấy dân mình còn chủ quan với mạng sống thật. Làm việc với đất cát, phân gio... cho đến cả những loại hóa chất độc hại... vẫn cứ tay không, chả có gì phòng hộ, bảo vệ gì cả. Xong việc thì khỏa tay, khỏa chân xuống ao hồ một cái là xong. Đơn giản đến phát sợ. | Ảnh minh họa. | Trong văn thơ, cái hình ảnh người lao động sao mà đẹp đẽ đến thế. Nhưng bạn đã bao giờ nhìn kỹ đôi bàn tay người lao động. Những ngón tay cong queo, sần sùi, nứt nẻ, đen đúa... những cái móng tay bị thối đen, lõm xuống, biến dạng... như những rễ cây bị ngâm nước lâu ngày. Làm sao mà đẹp được. Nó chỉ khiến cho những đứa trẻ thời nay khiếp sợ, để rồi tìm mọi cách tránh việc, trốn việc để giữ gìn đôi tay. Nói thế không phải để chê, mà tôi thấy thương lắm những đôi bàn tay làm lụng vất vả đó. Thương đến ứa nước mắt vì đó cũng chính là đôi tay của bà tôi. Đôi tay đã làm việc không ngơi nghỉ suốt cả một đời vất vả để làm ra những lúa ngô, khoai đậu, để chắt chiu gửi ra cho con cháu những hạt gạo trắng như ngọc, những hạt đậu xanh vàng óng... mỗi dịp Tết đến. Chỉ có điều phải làm sao cho họ bớt khổ đi chứ! Đừng trách họ sao không đeo găng tay khi lao động. Một đôi găng là 20.000 đồng, một năm là phải thay bao nhiêu đôi? Tiền ở đâu ra? Bạn có thể trách những bệnh nhân nhiễm giun lươn do lao động kia (không nói tới những người ăn hải sản sống) là chủ quan, không quan tâm tới những điều kiện vệ sinh tối thiểu... nhưng biết đâu đến cái tối thiểu để sống họ cũng còn thiếu. Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, nơi mà vi khuẩn là cái gì đó đáng sợ và sự kém vệ sinh... là những hành vi đáng xấu hổ. Nhưng liệu bạn có thấy xấu hổ khi mà những người ngay cạnh chúng ta vẫn đang phải sống trong những điều kiện thấp kém thế chỉ vì họ nghèo? TIN BÀI LIÊN QUAN |
vệ sinh, tây tạng, vi khuẩn, bệnh nhân, người lao động, xấu hổ, giun, bàn tay, tối thiểu, sách hay, bị trùng, hải sản, mật mã tây tạng, đôi găng, trốn việc
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|