Có một chuyện thế này, nhân gần đây có một cô gái ngoài 20 tuôỉ "Xách ba lô lên và đi" và tiện chân qua 25 nước, rôì lại viết thành sách về kinh nghiệm du hành. Cộng đồng mạng mơí mang chuyện đó ra "mổ xẻ". Cuộc tranh luận kéo dài cả tháng trơì, trên báo in, báo điện tử, xã hôị mạng rôì lan ra cả đủ loại giải trình, công văn, kiến nghị. Cường độ và mức độ tranh luận nhanh, nhiêù và gay gắt. Điêù thú vị là nhờ đó mà nhiêù ngươì quan tâm biết được thêm nhiêù chi tiết khá hay về du lịch quốc tế như: Xin visa nhập cảnh, cách tìm đường, ngủ nhờ, ăn rẻ, làm thêm… Song điêù chưa thú vị lắm là trên mạng ảo có nhiêù ngươì bất chấp "văn hóa tranh luận". Những "lôĩ cơ bản" có thể liệt kê như sau:
Đánh lạc hướng. Ví dụ thế này: Khi ngươì ta thắc mắc tại sao gãy ống đồng lại có thể leo núi sau 3 tuần, vết thương như thế có phải là lành nhanh quá không? Những ngươì cố tình đánh tráo khái niệm lại xoáy vào việc cái xe gây tai nạn đó là xe gì, tốc độ chạy ra sao, khi đâm vào ống đồng là đâm ngang hay đâm dọc… Đương nhiên những việc đó chẳng ai tham gia tranh luận biết được trừ tác giả và tác giả từ chôí trả lơì câu hỏi đó trong cuộc họp báo ra mắt sách. Thế nên hai phe nghi ngờ và tin tưởng cứ mất công cãi vã vơí nhau.
Đánh tráo khái niệm. Để tránh bị lập luận yêú thế ngươì ta phải đánh tráo khái niệm về một chi tiết nào đó trong chủ đề. Ví dụ như chi tiết gãy ống đồng, ngươì ta nói thành bị thương ở chân và rút xuống nưã thành va chạm ở chân. Như vâỵ là đã đánh tráo kết quả hành động vơí hình thức của hành động. Rõ ràng bị một chiếc xe "va chạm vào chân" sẽ rất khác việc "bị xe tông gãy ống đồng".
Đâỷ cho đôí phương phải chứng minh lý lẽ. Đây là lôí "lý sự cùn" rất điển hình của nhiêù vị tham gia tranh luận nhưng thiêú lý lẽ và sự hiêủ biết, bất chấp lý lẽ. Tranh luận vơí những ngươì lý sự cùn tất dẫn đến cãi vã mất thơì gian vô ích. Họ vô lý đến mức buộc đôí phương phải chứng minh tại sao mặt trơì mọc ở hướng Đông.
Công kích cá nhân. Đây là một biêủ hiện rất kém về "văn hóa tranh luận". Khi bí về lý lẽ, ngươì ta xoay ra bình phẩm về nhân cách, đạo đức, lưá tuôỉ, trình độ học vấn, giai cấp... Nói chung khi đã công kích cá nhân thì không còn gọi là tranh luận nưã mà thay vào đó là mạt sát, cãi vã.
Nhiêù ngươì mắc phải các lôĩ này và bị cộng đồng mạng lên án và tâỷ chay. Qua những cuộc tranh luận thú vị như cuộc tranh luận xung quanh cuốn sách "Xách ba lô lên và đi" sẽ giúp nhiêù ngươì xây dựng văn hóa tranh luận, tập cách nói đúng, biết thưà nhận cái sai của mình. Ngẫm lại các cụ xưa đã dạy "Nói phải củ cải cũng nghe". Nay cho dù trong mạng xã hôị ảo, điêù dạy đó vẫn là chí lý.
Ỷ THIÊN