Nhà thơ Hachikai Mimi trong buổi giao lưu tại Hà Nội. Ảnh: Hi Lam Ảnh: | Với một thi sĩ, việc mở rộng thể loại viết văn, tùy bút, vừa dịch sách… như chị phải chăng có tác động tích cực nào đó việc sáng tác thơ? Cũng đã có người hỏi tôi: Tại sao viết nhiều thể loại như thế? Hoặc viết nhiều thể loại như thế thì có bị… lẫn không? Với thắc mắc của chị, câu trả lời của tôi là: Tôi viết văn xuôi là để suy nghĩ nhiều hơn nữa về thơ. Là một nhà thơ tự do nhưng các sáng tác của chị đôi chỗ phảng phất chút hơi hướng thơ cổ, và thường vận dụng thủ pháp “chơi chữ”. Đó là chủ ý nhằm tạo sự khác biệt? Có nhiều chỗ đúng là chủ ý, nhưng cũng có nhiều chỗ “thành hình” một cách tự nhiên. Mặc dù chưa từng làm thơ tanka hay haiku, nhưng tôi thích tìm kiếm những từ cổ đã mất đi, hoặc bị lãng quên để đưa vào thơ. Tôi vẫn cho rằng, thơ, dù là thơ cổ hay thơ cách tân, thì luôn có định mệnh gắn liền với tiếng mẹ đẻ. Một cách ngắn gọn, chị định nghĩa thế nào về thơ cách tân và sứ mạng của các nhà thơ cách tân? Thơ cách tân, hoặc thơ tự do tức là không tuân theo một quy luật nào cả. Theo tôi hiểu, nó được sinh ra từ cuộc giao tranh giữa thơ và văn xuôi. Nó cố gắng “bắt” được những cái mơ hồ trong đời sống mà cả văn xuôi và thơ cổ không diễn đạt được. Đặc tính này tạo nên một vị trí riêng cho thơ hiện đại trong văn học và đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản. Đương nhiên, tại Nhật, những nhà thơ tự do là những người có khả năng phát hiện ra khe lách giữa thơ và văn xuôi. Phá bỏ mọi quy luật, thơ cách tân Nhận Bản liệu có đề cao tính nổi loạn và phản kháng? Hiện tại, dòng chảy chủ đạo trong thơ cách tân Nhật Bản là gì? Theo tôi, thơ tự do thậm chí nặng về sự trau chuốt, và nâng niu từng câu chữ còn hơn cả văn xuôi. Tuy chưa được đọc tác phẩm nào của các nhà thơ Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ, thơ tự do của các bạn cũng phá cách theo kiểu như vậy. Tại Nhật, các nhà thơ cách tân chủ yếu viết về những xung đột giữa thực tế với con người và những vấn đề xã hội. Tuy nhiên, tính chất phản kháng hoàn toàn không hiện diện trong thơ. Và đặc biệt, các tác phẩm thơ cách tân đều thờ ơ với yếu tố chính trị. Tại Việt Nam, Murakami là một hiện tượng. Qua các tác phẩm của ông, có vẻ như việc đi sâu vào những vấn đề mang tính toàn cầu hóa rất nổi bật. Hiện nay xu thế nào đang thu hút các cây bút Nhật Bản? Những khó khăn, đời sống nội tâm, cảm xúc và nỗi cô độc của con người trong xã hội hiện đại. Còn nói về văn học dịch, văn học châu Phi, châu Á và thậm chí những khu vực hẻo lánh đang là mối quan tâm lớn của chúng tôi. Tại Nhật Bản, “toàn cầu hóa” sẽ được hiểu là một xu thế hướng đến phương Tây, được phương Tây ưa chuộng. Nếu ai đó cho rằng, những vấn đề được đặt ra trong các tác phẩm của Murakami là những vấn đề mang tầm toàn cầu hóa, thì nó cũng chỉ được gói gọn trong khuôn khổ sáng tác của Murakami mà thôi, không phải là xu hướng chung của văn học Nhật Bản hiện đại. Sinh năm 1974, nhà thơ, nhà văn Hachikai Mimi hiện là một trong những cây bút đầy triển vọng của làng văn Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn học, đại học Waseda, cô xuất bản tập thơ đầu tay: “Nay trận địa ẩm ướt lên”, và tác phẩm này giành được giải thưởng cao quý Nakahara (Một trong những giải thưởng danh giá nhất về thơ của Nhật Bản, được trao tặng hàng năm cho những tập thơ nổi bật của dòng thơ đương đại. Năm 2005, tập thơ thứ hai của Hachikai “Đêm loài ăn thịt bị ăn” giành giải thưởng của bộ Giáo dục – Văn hóa – Thể thao – Khoa học và kỹ thuật Nhật Bản. Hiện Hachikai Mimi là Giáo sư thỉnh giảng bộ môn văn học, đại học Waseda. Sau buổi thuyết trình tại Hà Nội, nhà thơ Hachikai Mimi sẽ có hai buổi thuyết trình tiếp theo tại Huế (sáng 20.3) và tại TP Hồ Chí Minh (sáng 22.3) | Sinh năm 1974, nhà thơ, nhà văn Hachikai Mimi hiện là một trong những cây bút đầy triển vọng của làng văn Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn học, đại học Waseda, cô xuất bản tập thơ đầu tay: “Nay trận địa ẩm ướt lên”, và tác phẩm này giành được giải thưởng cao quý Nakahara (Một trong những giải thưởng danh giá nhất về thơ của Nhật Bản, được trao tặng hàng năm cho những tập thơ nổi bật của dòng thơ đương đại. Năm 2005, tập thơ thứ hai của Hachikai “Đêm loài ăn thịt bị ăn” giành giải thưởng của bộ Giáo dục – Văn hóa – Thể thao – Khoa học và kỹ thuật Nhật Bản. Hiện Hachikai Mimi là Giáo sư thỉnh giảng bộ môn văn học, đại học Waseda. Sau buổi thuyết trình tại Hà Nội, nhà thơ Hachikai Mimi sẽ có hai buổi thuyết trình tiếp theo tại Huế (sáng 20.3) và tại TP Hồ Chí Minh (sáng 22.3) |