“Tôi sẽ làm theo hướng dẫn của ông nếu tôi không phải là lãnh đạo cấp cao?” là câu hỏi mà John C. Maxwell, chuyên gia, tác giả và diễn giả nổi tiếng thế giới về nghệ thuật lãnh đạo, nhận được nhiều nhất trong các cuộc hội thảo mà ông là diễn giả.
Bạn có thể lãnh đạo và lãnh đạo tốt không, khi bạn không đứng đầu tổ chức hay khi bạn có một người lãnh đạo tồi? Đâu là vị trí tốt nhất để lãnh đạo? Câu trả lời sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Khả năng trở thành lãnh đạo nằm trong tầm tay bạn, và vị trí giữa trong sơ đồ tổ chức là vị trí tối ưu để thực hành, luyện tập và mở rộng tầm ảnh hưởng.
Trong cuốn Nhà lãnh đạo 360 độ, John C. Maxwell chứng minh rằng quyền lực trong hầu hết các tổ chức chủ yếu thuộc về các nhà lãnh đạo cấp trung, những người có một vị thế nhất định, nhưng hiếm khi ý thức được ảnh hưởng và quyền lực của mình. Ông dẫn dắt chúng ta đi từ những ngộ nhận và thách thức phải vượt qua để đến với các nguyên tắc cốt tử của thuật lãnh đạo.
Đúng như cái tên nhà lãnh đạo 3600 gợi ra, nhà lãnh đạo cấp trung sẽ nằm ở trung tâm khối cầu quan hệ, xoay quanh là lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo đồng cấp và cấp dưới. Ứng với mỗi mặt phẳng quan hệ, nhà lãnh đạo cấp trung sẽ có những nguyên tắc đối nhân xử thế riêng, đó là sự tận tâm với cấp trên, sáng suốt với cấp dưới và cởi mở, chân tình với đồng cấp. Có thể coi Nhà lãnh đạo 360 độ là một khóa học mà nhà tư vấn lãnh đạo nổi tiếng nhất nước Mỹ dành cho những người có khát vọng vươn lên vị trí lãnh đạo theo nghĩa toàn vẹn nhất của nghệ thuật này.
MỤC LỤC:
Lời giới thiệu: Về John C. Maxwell và bộ sách lãnh đạo của ông
Những ngộ nhận của nhà lãnh đạo cấp trung
Ngộ nhận #1: Ngộ nhận về chức vị
Ngộ nhận # 2: Ngộ nhận về mục tiêu
Ngộ nhận # 3: Ngộ nhận về tầm ảnh hưởng
Ngộ nhận # 4: Ngộ nhận về sự thiếu kinh nghiệm
Ngộ nhận # 5: Ngộ nhận về tự do
Ngộ nhận # 6: Ngộ nhận về khả năng
Ngộ nhận # 7: Ngộ nhận về việc "Đựợc ăn cả, ngã về không"
Những thách thức nhà lãnh đạo 360 độ phải đương đầu
Thử thách # 1: Sự căng thẳng
Thử thách # 2: Sự chán nản
Thử thách # 3: Nhiều mũ
Thử thách # 4: Cái tôi
Thử thách # 5: Sự hài lòng
Thử thách # 6: Tầm nhìn
Thử thách # 7: Sự ảnh hưởn
Các nguyên tắc lãnh đạo cấp trên
Nguyên tắc # 1: Lãnh đạo bản thân xuất sắc
Nguyên tắc # 2: Chia sẻ gánh nặng với cấp trên
Nguyên tắc # 3: Sẵn sàng làm việc người khác không làm
Nguyên tắc # 4: Làm nhiều hơn quản lý- lãnh đạo
Nguyên tắc # 5: Đầu tư vào mối quan hệ hữu hảo
Nguyên tắc # 6: Chuẩn bị sẵn sàng mỗi lần gặp lãnh đạo
Nguyên tắc # 7: Biết tiến, lùi đúng lúc
Nguyên tắc # 8: Trở thành "Quân sư"
Nguyên tắc # 9: Không ngừng tiến bộ
Các nguyên tắc lãnh đạo đồng cấp
Nguyên tắc # 1: Am hiểu, thực hành và hoàn thành chu trình lãnh đạo
Nguyên tắc # 2: Hoàn thiện lãnh đạo đồng cấp trước khi cạnh tranh với họ
Nguyên tắc # 3: Hãy là một người bạn
Nguyên tắc # 4: Tránh đấu đá chính trị
Nguyên tắc # 5: Mở rộng vòng tròn quan hệ
Nguyên tắc # 6: Sẵn sàng công nhận ý tưởng xuất sắc nhất
Nguyên tắc # 7: Đừng tỏ vẻ hoàn hảo
Các nguyên tắc lãnh đạo cấp dưới
Nguyên tắc # 1: Bước chậm rãi qua khu làm việc của nhân viên
Nguyên tắc # 2: Coi mỗi người là một điểm 10
Nguyên tắc # 3: Phát triển từng nhân viên với tư cách một người
Nguyên tắc # 4: Sử dụng nhân viên đúng sở trường của họ
Nguyên tắc # 5: Muốn người khác làm gì, bản thân hãy làm gương
Nguyên tắc # 6: Truyền tải tầm nhìn
Nguyên tắc # 7: Tưởng thưởng thành tích
Giá trị của nhà lãnh đạo 360 độ
Giá trị # 1: Một nhóm lãnh đạo hiệu quả hơn một người lãnh đạo
Giá trị # 2: Tổ chức cần các lãnh đạo ở mọi cấp
Giá trị # 3: Lãnh đạo ở cấp 1 thành công là điều kiện để lãnh đạo ở cấo cao hơn
Giá trị # 4: Lãnh đạo giỏi cấp trung tạo ra lãnh đạo cấp cao giỏi hơn
Giá trị # 5: Những phẩm chất của nhà lãnh đạo 360 độ cần cho mọi tổ chức
Phần đặc biệt: Tạo môi trường đánh thức nhà lãnh đạo 360 độ
Trân trọng giới thiệu!