Cổ nhân có nói “Hoạn hải vô biên thâm mạc trắc, phàm nhân an đắc ổn thu phàm”- nghĩa là: Biển cả trường quan sâu thăm thẳm, mấy ai hồ dễ vững thu buồm. Lật mở lịch sử xã hội phong kiến thời cổ đại Trung Quốc, chúng ta thấy đó là những trang sử đầm đìa máu và nước mắt “Quan văn thì chết bởi những lời can gián, quan võ thì bỏ xác nơi sa trường”. Lịch sử trải qua các triều đại đều không tránh khỏi bi kịch “phi điểu tận, lương cung tàn; giảo khổ tử, tẩu cẩu phanh”, bi kịch ấy là loài chim bay đã hết thì nỏ hay cung đành xếp xó; thỏ khôn chết thì chó săn cũng phải thịt ninh nhừ. Cho nên từ xưa đến nay số dũng tướng lương thần kia không ai không phải lớn tiếng gào to lên rằng: “Mưu cho nước sao mà dễ, mưu cho thân mình sao mà khó lắm thay!”
100 thuật mưu thân của các tướng soái thời xưa, cũng như một thông điệp đọc người xưa mà biết vận dụng vào đời nay, để “Công danh có thể khiến cho người đời sau ngưỡng mộ, học hỏi, noi theo, còn sinh mệnh có mất đi nhưng chỉ là điều thứ yếu. Thanh danh chịu sự sỉ nhục, mà bản thân cố giữ lấy mạng sống- đó là một kiếp người hèn hạ”.
Hy vọng cuốn sách làm bạn lôi cuốn tới những con chữ cuối, cùng với những thuật mưu thân của các tướng soái thời xưa.