ECB có thể sẽ tung ra một chương trình mua trái phiếu chính phủ mới với một lượng tiền ngay sau cuộc họp diễn ra vào 22/01 tới đây, mặc dù cuộc bầu cử ở Hi Lạp 3 ngày sau đó có thể diễn ra tương đối phức tạp.
Đối với nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng tới bất thường – giá dầu và đồng giảm quá sâu trong khi đồng tiền Franc Thụy Sỹ đang tăng giá mạnh sau khi Ngân hàng Thụy Sỹ bãi bỏ trần tỷ giá – một điều chắc chắn rằng nếu ECB muốn đi ngược lại tình thế, sẽ có những phản ứng mạnh mẽ.
ECB sẽ không có khó khăn gì trong việc điều chỉnh chính sách. Nhiệm vụ của ngân hàng là để thực hiện chính sách nhằm bình ổn giá và điều chỉnh lạm phát về 2% trong khi chỉ số giá tiêu dùng đang bị giảm phát và có khả năng tiếp tục đi xuống khi giá dầu đang lao dốc.
Tuần qua, ECB đã giành lại vị thế của mình khi cam kết sẽ làm những gì có thể để hỗ trợ đồng Euro khi chuyên gia tòa án Hiệp hội Châu Âu cho rằng không có quy định pháp luật nào ngăn cản việc mua lại trái phiếu chính phủ giúp phục hồi nền kinh tế đang suy yếu.
Tuy nhiên các nhà cầm quyền và Đức lo ngại rằng việc chia sẻ rủi ro giữa các nước trong khu vực sẽ đánh động giới luật.
Một nguồn tin cho hay ngân hàng châu Âu có khả năng thực hiện cách tiếp cận kết hợp – mua khoản nợ và chứng khoán có tiềm năng rủi ro trong khu vực đồng tiền chung trong khi ngân hàng quốc gia sẽ tự thực hiện mua các khoản nợ của chính nước họ. Chương trình này có thể bị giới hạn về khối lượng giao dịch ở mức 500 tỷ euro (tương đương với 578 tỷ USD).
Có khả năng cao rằng phán quyết của tòa án tối cao Châu Âu đã phần nào khích lệ ECB; Thành viên hội đồng quản trị Benoit Coeure nói trong thứ 6 vừa qua rằng gói cứu trợ định lượng (QE) phải đủ lớn thì mới phát huy tác dụng.
“Chúng tôi kỳ vọng ECB sẽ tuyên bố mua trái phiếu chính phủ xung quanh mức từ 500-700 tỷ euro trong vòng 18 tháng, bao gồm tất cả các loại trái phiếu đầu tư chính phủ”, theo ông Gilles Moec – Giám đốc phát triển kinh tế Châu Âu tại Bank of America Merrill Lynch.
Tuyên bố toàn cầu
Nền kinh tế thế giới có diễn biến không tốt. Tuần trước, ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm nay và năm sau vì triển vọng xấu ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản và các nước mới nổi chính.
Sự lao dốc của giá kim loại đồnglà một điềm báo xấu, ám chỉ vấn đề tiềm ẩn đối với Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới của hàng hóa này.
Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) sẽ đưa ra dự báo kinh tế mới nhất vào thứ ba tới. Chủ tịch IMF – Christine Lagarde cho rằng giá dầu thấp và tăng trưởng mạnh kinh tế Mỹ không phải là liều thuốc cho những điểm yếu sâu xa bên trong ở những nơi khác.
Thậm chí ở các nước có nền kinh tế tăng trưởng mạnh – Mỹ và Anh – giai đoạn lãi suất tăng trưởng đầu tiên đang bị mờ dần. Ấn độ, với nền kinh tế tương đối vững chắc, đã cắt giảm lãi suất do áp lực tăng giá mất dần.
Điều này cho thấy biến động trái chiều đối với các chính sách ngân hàng trung ướng khác nhau đối với từng lĩnh vực của thị trường và nền kinh tế.
Chi phí năng lượng thấp có thể giúp tăng tiêu thụ tại Mỹ và Anh nhưng đối với châu Âu, nó làm tăng nguy cơ giảm phát. Thông qua khảo sát quản lý mua hàng cho Mỹ, Trung Quốc và khu vực Châu Âu thứ năm tới sẽ đưa ra những diễn biến khác nhau tại từng quốc gia này.
Đây cũng chính là tiêu điểm của hội nghị thượng đỉnh kinh tế thế giới (WEF) gồm 1.500 nhà kinh doanh lớn và 40 lãnh đạo các quốc gia, diễn ra tại Davos, Thụy điển.
WEF cho rằng rủi ro về bất đồng lợi ích quốc tế đang là lo ngại lớn nhất đối với các quốc gia và doanh nhân, dấy lên lo ngại kinh tế nói chung.
Các rủi ro ngày càng tăng lên
Cuộc bầu cử Hi lạp sẽ diễn ra vào chủ nhật, 25/1, trong đó Đảng cải tiến Syriza đã dẫn đầu trong số lượng phiếu bầu và chủ trương sẽ kết thúc tình trạng giới nghiêm và đưa ra giải pháp đàm phán với đối tác châu Âu, mặc dù Hi Lạp luôn khẳng định mong muốn vẫn được ở lại khu vực đồng tiền chung.
Có nhiều lý do hợp lý để cho rằng Hi Lạp không còn lại mối lo ngại cho cục diện của khu vực đồng tiền chung nhưng nước này vẫn là một rủi ro mà không nơi nào muốn đảm nhận.
Chi phí vay nợ công của Hi Lạp đã giảm xuống nhưng lợi suất quá thấp ở Ý và Tây Ban Nha cho thấy thị trường trái phiếu đã được phản ánh thông tin này. Cho dù tình trạng này vẫn tiếp tục thì khả năng thiếu thanh khoản của ECB vẫn còn tiếp tục.
Chỉ số tín nhiệm của Nga đã bị Moody hạ xuống một mức vào thứ 6 và Stand&Poor được kỳ vọng cũng sẽ có những động thái tương tự khi Matcova đang chịu cuộc suy thoái nặng nề trong khi lạm phát dự báo tăng lên tới 17%.
Giá dầu cũng là nỗi lo ngại lớn cho ngân hàng Nhật Bản (BoJ); giá dầu giảm giúp thúc đẩy sức mua nội địa nhưng cũng đồng thời đẩy BoJ phải thực hiện nhiều chính sách hơn để đạt được chỉ tiêu lạm phát trong năm.
Nguồn tin cho rằng BoJ sẽ hạ dự báo lạm phát trong năm tài chính tới – giảm từ mục tiêu 2% xuống 1,5% hoặc thấp hơn trong thứ tư tới, nhưng vẫn tạo áp lực thực hiện gói kích thích kinh tế lớn.
Tường Vy (Theo Reuters)