1. Bạn chấp nhận bị đồng hóa
Nếu bạn muốn làm những điều phi thường, những điều sẽ khiến cho bạn vượt lên tất cả mọi người, thì bạn phải tập làm quen và thoải mái với việc trở nên khác biệt với mọi người. Bất kỳ ai đều có thể sẽ chê bạn kỳ quái, điên rồ, ích kỷ, kiểu căng, vô trách nhiệm, đáng ghét, ngu ngốc, thiếu tôn trọng, béo phì, thiếu tự tin, xấu xí, nông cạn, etc. Thậm chí, những người gần gũi với bạn nhất thường sẽ là những người khắc nghiệt nhất. Nếu hàng rào tinh thần của bạn mỏng manh hoặc bạn không tự tin với những đam mê bạn đang thực hiện, bạn sẽ chắc chắn sẽ không đạt được thành công.
2. Bạn không dám kiên nhẫn
Karl Marlentes, tác giả của Matterhorn, cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất viết về chiến tranh Việt Nam đã mất đến 35 năm để tác phẩm của ông được xuất bản. Ông viết đi viết lại kịch bản 6 lần, trong 20 năm đầu tiên đa số các nhà xuất bản không thèm đọc mà đã từ chối nó.
J.K. Rowling, tác giả của thương hiệu và tiểu thuyết Harry Porter trị giá 15 tỉ đô la Mỹ, đã từng bị các nhà xuất bản từ chối đến 12 lần. Khi viết kịch bản cho bộ tiểu thuyết trên, cô đang ăn trợ cấp xã hội, không xu dính túi, ly dị chồng và nuôi con một mình.
Oprah Winfrey, Michael Jordan, Albert Einstein, Clint Eastwood, Stephen King, và hàng loạt nhân vật nổi tiếng khác đều có những câu chuyện về sự đấu tranh và kiên trì với những thất bại nặng nề.
Đa số chúng ta đều bỏ cuộc với những gì chúng ta đam mê quá sớm. Một câu châm ngôn đã nói: không có gì đáng được sở hữu lại đến dễ dàng.
3. Bạn thiếu khiêm tốn
Trong nhiều năm gần đây, tôi nhận ra một xu hướng trong những người chủ trẻ của các doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh nhỏ. Họ ăn to nói lớn, luôn nói về những gì họ đã đạt được, phóng đại thành công của họ và thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Họ hơn ai hết sẵn sàng nói về sự thông thái của họ với bất cứ ai nghe họ nói.
Nhưng, với những người thật sự được công nhận là thành công, với những triệu phú tự tạo lên khối tài sản của mình, những người có khả năng ảnh hưởng đến cả một ngành công nghiệp, họ thường sẵn sàng thú nhận rằng họ không biết câu trả lời cho một câu hỏi, hay coi nhẹ thành công của mình (hoặc đôi khi là không bao giờ nhắc đến chúng). Thay vào đó, họ thường xuyên chỉ ra những điểm yếu của chính họ và những gì họ cần học thêm.
Khiêm tốn là phải biết ta không biết cái gì.
4. Bạn thất bại trong việc tạo ra các mối quan hệ bền vững.
Bất kể trong việc làm ăn kinh doanh hay trong đời sống cá nhân, thiếu khả năng hay ý định xây dựng một mạng lưới các mối quan hệ đều không những cản trở thành công của bạn mà còn có thể kéo bạn đi xuống, thậm chí có thể sẽ làm bạn phá sản hoặc rơi vào trầm cảm. Việc tạo ra sự giàu có hay tạo ra các mối quan hệ hạnh phúc đều xoay quanh khả năng gặp gỡ và kết nối với mọi người dựa trên những điều có ý nghĩa chứ không đơn thuần là vụ lợi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc sống thiếu tiếp xúc thường xuyên với xã hội xung quanh có thể hại đến sức khỏe ngang với việc hút thuốc lá.
5. Khi nhận lời khuyên, bạn thích tranh luận lại nó hơn là nhận nó
Những người gặp phải vấn đề này lại thường là những người khá thông minh nhưng lại kém tự tin. Đây hoàn toàn là một sự kết hợp không tốt bởi khi một người càng thông minh, người đó càng có khả năng “hợp lý hóa” những lời bào chữa cho chính bản thân họ và càng có xu hướng sử dụng trí thông minh đó như một cơ chế phòng thủ bảo vệ lòng tự trọng dễ bị tổn thương của họ. Để thành công, bạn nên thường xuyên ghi nhận những phản hồi từ xung quanh hơn và tôn trọng những người muốn giúp bạn chứ không nên sẵn sàng tranh luận đúng sai bất kỳ lúc nào.
6. Bạn dễ bị phân tâm bởi Internet
Phần lớn các tin tức bạn đọc hàng ngày trên mạng, những thông tin mà bạn cảm giác là cần thiết và quan trọng sẽ bị quên lãng không lâu sau khi bạn “click” vào chúng. Hãy giảm bớt những chủ đề bạn quan tâm như Showbiz Việt hay các thú ăn chơi mới mà đi sâu hơn vào nghiên cứu những gì bạn đang theo đuổi cho sự nghiệp, đọc sách và giao lưu với mọi người nhiều hơn, tất nhiên là với những mối quan hệ tốt.
Huy Vũ (Depplus.vn/Mask)