Văn học Việt và câu chuyện đổi mới
08:23:00 06/06/2015
KTĐT - Câu chuyện đổi mới của văn học Việt đã rôm rả bấy lâu nay lại càng trở thành vấn đề cần bàn luận trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 9 (diễn ra vào tháng 7 tới).
Không phải ngẫu nhiên mà những cây bút thành danh, những cái tên “gạo cội” trong làng văn chương Việt lại hội tụ đông đủ, liền lúc trong hai cuộc bàn tròn (chỉ cách nhau chưa đầy một tuần) để đưa vấn đề này ra bàn cãi và định hình con đường đi phía trước cho các cây bút.
Những góc nhìn đa chiều
Một bức tranh văn chương Việt thời kỳ đổi mới được vẽ ra từ những tranh luận với đủ các gam màu sáng tối, rực rỡ và trầm lắng. Nhiều gương mặt người cầm bút được khắc họa trên đó với những phong cách đã được định hình, và cả những dấu ấn vừa mới “khai hoa nở nhụy”. Ấy là dấu ấn “Miền hoang” của Sương Nguyệt Minh trong dòng chảy văn xuôi đương đại; là Y Phương với hành trình kiếm tìm từ “Chín tháng” đến “Đò trăng”; là Carnival hóa trong tư duy tiểu thuyết của Hồ Anh Thái... Rồi những tên tuổi được coi là “hiện tượng” văn chương như Lưu Quang Vũ, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp… trẻ hơn là Nguyễn Ngọc Tư, Vi Thùy Linh, Trương Quế Chi…
Người cầm bút cũng nhận ra từ chính bàn văn thời kỳ đổi mới các thể loại, phong cách, xu hướng văn chương. Ở đó chuyển động của thi ca đương đại được ấn định trong các yếu tố siêu thực, các trào lưu thơ Việt, thơ nữ trẻ đương đại, khuynh hướng hiện sinh trong thơ nữ Việt Nam, xu hướng trò chơi hóa đời sống và kiểu tác giả - người chơi trong thơ Việt Nam đương đại… Văn xuôi thì trội lên những đường nét, xu hướng muốn khai phá và giải mã bản năng tính dục trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975, đặc biệt là của các nhà văn nữ; về phạm trù trinh tiết và phẩm tiết trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại; rồi loại hình nhân vật “lầm lạc” trong tiểu thuyết của các cây bút trẻ hôm nay… Tất nhiên, trong dòng chảy khá ồn ào và có cả sự xô bồ ấy, vẫn còn một góc dành cho các truyện ngắn huyền thoại, truyện ngắn dân tộc thiểu số, tiểu thuyết lịch sử…
Chỉ nhìn nhận từ vấn đề sinh thái đô thị trong văn xuôi, TS Đặng Thị Thái Hà (Viện Văn học) cho rằng: Văn học Việt Nam sau đổi mới đã có được một độ nhạy bén nhất định, cũng như có được một số điểm nhấn đáng chú ý trong phản ứng trước những thực trạng môi trường, xã hội. Những cuộc đối thoại với thế giới tự nhiên phi nhân, trong bối cảnh đô thị hóa chóng mặt, gây áp lực nặng nề lên môi trường sinh thái… xuất hiện trong những trang văn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Phấn… Cũng từ góc nhìn này, Ths Trần Ánh Nguyệt (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn) khẳng định: “Tuy muộn màng hơn so với các nước, tuy tản mác, lẻ tẻ nhưng văn học sinh thái Việt Nam đang hình thành với những đặc trưng của nó. Bước đi của khuynh hướng này được đánh dấu ở ý thức sinh thái qua các chủ đề: phê phán tư tưởng thống trị thiên nhiên, đạo đức sinh thái, sinh thái giai cấp, sinh thái nữ quyền, những vấn đề của nông thôn và thành thị…”.
Và đặc biệt trong bức tranh văn chương thời kỳ đổi mới này, như PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn (Viện Văn học) nhìn nhận: “Thực tế đời sống phê bình văn học thời kỳ đổi mới có sự nhập cuộc tích cực của chính giới sáng tác, những người vừa viết văn, vừa làm thơ, vừa kiêm nhiệm vị thế, chức năng nhà phê bình”.
Còn đó những băn khoăn
Không thể phủ nhận, trên hành trình đổi mới gần 30 năm, văn chương Việt đã có nhiều bước chuyển, đạt nhiều thành tựu trên tất cả các thể loại. Bản thân các nhà văn cũng nhận ra, chính sự tự “cởi trói” của mỗi văn nghệ sĩ đã tạo nên sinh khí mới trong các sáng tác văn học. Thế nhưng, bên cạnh những “mảng sáng” ấy, người trong cuộc vẫn còn chất chứa đầy băn khoăn, trăn trở. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “Rất nhiều người làm thơ xuất hiện, tuy nhiên, các nhà thơ nổi bật vẫn không nhiều”. Theo ông, “Điều đó không có gì lạ, vì nhiều nhà thơ thiếu cá tính sáng tạo, thiếu tư tưởng mới mẻ nên không đủ tạo ra một phong cách thơ độc đáo”. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến thì bùi ngùi khi nhắc tới thời kỳ “vàng son” của thi ca Việt Nam đã đi qua và chạnh lòng trước sự “xâm lăng” của các loại hình văn hóa mới, khiến cho thơ không còn chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Nhà thơ của “Tổ quốc nhìn từ biển” đặt câu hỏi “Phải chăng tình yêu thơ ca không còn đất sống trong tâm hồn con người hiện đại, khi “cơn lốc” của đời sống công nghiệp, đời sông đô thị và cái gọi là “lối sống gấp” đang nghiền thời gian sống của chúng ta thành mảnh vụn?”. Còn PGS.TS Võ Văn Nhơn (Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn TP Hồ Chí Minh) thì trăn trở khi đề cập đến dòng văn học thị trường mà theo ông đó là những sáng tác văn học nặng tính giải trí, nhưng ít có giá trị nghệ thuật. Theo ông, sự xâm lấn của bộ phận văn học này trong không gian văn hóa đọc hiện nay là kết quả của việc nhập khẩu văn học ngôn tình ồ ạt vào Việt Nam và điều này khiến cho không ít người cho rằng đây là biểu hiện của sự xuống cấp trong văn hóa đọc, trong hoạt động sáng tác văn học.
Không biện minh cho những gam màu tối trong bức tranh đổi mới văn chương, song PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học, đã nhìn nhận một cách khách quan: “So với trước đây, thực tiễn sáng tác văn học thời kỳ đổi mới hiện diện và phát triển trong một không gian văn hóa mang hai đặc tính lớn của thời đại là Đổi mới và Hội nhập – hai “từ khóa” quan trọng nhất khi nói về văn học từ sau năm 1986. Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi giới sáng tác phải đối diện với câu hỏi: Văn học Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ văn học thế giới? Đã góp thêm gì để làm giàu có thêm di sản tinh thần của nhân loại? Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, dù là sản phẩm tinh thần, văn học vẫn phải chấp nhận và thích ứng với quy luật thị trường, với thời cuộc để giành lấy thị phần trước sự lấn lướt của kỹ thuật truyền thông hiện đại”. Ông khẳng định những thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới gắn liền với sự đổi mới tư duy và tinh thần đối thoại, về chiều sâu nhận thức và ý thức đổi mới diễn ngôn nghệ thuật, sự đa dạng của các khuynh hướng và giọng điệu; và cũng thừa nhận văn học còn nhiều hạn chế, trong đó đáng lo ngại nhất là xu hướng thương mại hóa, đơn giản trong miêu tả hiện thực, văn hóa tranh luận còn nhiều vấn đề. Còn các nhà văn trẻ, so với thế hệ trước, có nhiều ưu thế hơn về nhiều phương diện như học vấn, trình độ cập nhật thông tin, khả năng tham dự giao lưu văn hóa toàn cầu, điều kiện xuất bản… Thế nhưng, họ lại thiếu những thứ mà thế hệ trước từng có như sự trải nghiệm, sự say mê ăn đời ở kiếp với nghề…
Bức tranh văn học Việt được vẽ ra với đủ gam màu sáng và tối, tươi tắn và cũng có cả góc ảm đạm. Thậm chí, nhà thơ Vũ Quần Phương còn nhận ra sự xô bồ của văn học “rác” (mà ông còn đặt tên là những con muỗi) trong bầu không khí đổi mới và hội nhập; nhận ra cả sự xuất hiện của một loạt tác giả tựa như thời tự lực văn đoàn, song sau đó “tắt ngấm” không trở lại vì dường như không được kích thích sáng tạo. Song đúng như nhà thơ này bày tỏ: “Đừng bao giờ hẹn nhau đóng cửa lại chỉ vì một vài con muỗi đã bay vào”. Và hết thảy những người cầm bút đều nhận ra “Đổi mới là lẽ sống còn của văn chương nghệ thuật”. Không gì khác, đó chính là đích đến của văn chương Việt ở phía trước.
“Sáng tạo, đổi mới văn học nghệ thuật (đặc biệt với thơ) không chỉ có vinh quang mà còn đầy nguy hiểm, cay đắng. Từ những bài học của lịch sử, tôi cho rằng, để cho đổi mới liên tục phát triển, Nhà nước cần phải ứng xử công minh đối với các giá trị văn học, các trường phái, các thi pháp, các quan điểm khác nhau, mới hy vọng có những tác phẩm mang tính tư tưởng nghệ thuật lớn trong nền văn học mới của xã hội” – nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.
l“Để VHNT có được những thành tựu mới cần có nhiều yếu tố, nhưng một trong những điều quan trọng là cần phải có sự đổi mới nhận thức của những người lãnh đạo, những nhà quản lý và của chính bản thân văn nghệ sĩ. Điều người viết quan tâm chính là viết sao cho chân thực, sâu sắc, xúc động, phản ánh hiện thực về con người và đất nước Việt Nam như nó vốn có, dù là viết về quá khứ, hiện tại hay tương lai, hướng tác phẩm tới các giá trị chân - thiện - mỹ” – nhà văn Đỗ Kim Cuông – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. |
|
thời kỳ, văn học, sáng tác, văn chương, tiểu thuyết, sinh thái, người cầm bút, văn xuôi, hội nhà văn việt nam, nhà thơ, sương nguyệt minh, đổi mới, viện văn học, Đại hội đại biểu toàn quốc, y phương
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|