Về những ồn ào quanh tiểu thuyết dán nhãn “ngôn tình”
06:39:00 24/05/2015
(HNM) - Một thời gian sau khi quyết định tạm dừng đăng ký xuất bản dòng sách "ngôn tình" (được hiểu là tiểu thuyết lãng mạn Trung Quốc) được công bố, câu chuyện này đang nóng trở lại.
Bài viết dưới đây không đi sâu phân tích các thể loại, những hay, dở của dòng "ngôn tình" - điều mà những người đọc quá rõ, và ngay cả người chưa đọc cũng có thể dễ dàng tìm hiểu. Thông qua ý kiến của nhiều nhà văn, bạn đọc, chuyên gia, người viết mong cùng độc giả đề cập được nhiều hơn những vấn đề của văn hóa đọc, xuất bản...
|
Hai trong số các cuốn sách ngôn tình bị nhắc nhở, xử phạt. |
Một khái niệm được “biến tấu”
Thật ngạc nhiên nhưng cũng thật dễ hiểu khi công văn của Cục Xuất bản - In và phát hành được gửi các NXB thì các diễn đàn đều ngầm cho rằng nội hàm dòng "ngôn tình" ở đây là những cuốn tiểu thuyết lãng mạn Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường. Ngạc nhiên vì tiểu thuyết lãng mạn đã ra đời dường như từ lâu trong lịch sử văn học thế giới, và đương nhiên không phải là độc quyền của văn học Trung Quốc. Trò chuyện với Báo Hànôịmới, nhà lý luận phê bình văn học trẻ Ngô Hương Giang (Viện Triết học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng: Dòng văn học lãng mạn khởi phát từ Châu Âu, cụ thể là Pháp, trong đó những gì dữ dội nhất mà ngôn tình Trung Quốc đề cập thì văn học Châu Âu cũng đã khai thác rồi. Tất nhiên, chưa bàn đến giá trị tư tưởng và chất lượng tác phẩm ở đây.
Theo đúng ngôn ngữ của chuyên gia, "ngôn tình" được coi là một diễn ngôn (một lối thể hiện) của tiểu thuyết thì đương nhiên nó tồn tại bình đẳng như các dòng văn học khác. Nó có những tác phẩm chất lượng cao trong giới hạn đặc điểm thể loại của nó và cũng có những thứ khó chấp nhận, ăn theo. Vậy thì, nếu như có ý kiến cho rằng công văn của cơ quan quản lý "cấm" xuất bản ngôn tình cũng lại là một suy diễn thái quá. Tạm dừng đăng ký, rà soát, xử lý các đầu sách "vô bổ, tuyên truyền lối sống trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam" là hợp lý. Chỉ có điều, động thái này cũng phản ánh tình trạng lâu nay trong hoạt động xuất bản của ta là vẫn nặng về xử lý phần ngọn. Sách ra chán chê rồi mới có sửa chữa, thu hồi, thậm chí vẫn còn nhiều cuốn độc hại mà chưa bị rờ tới. Chưa kể, đâu phải chỉ "ngôn tình", nhiều dòng sách khác cũng đầy "thảm họa".
Một khi các NXB còn chưa được tháo gỡ những khó khăn về cơ chế hoạt động, đội ngũ biên tập viên còn mướt mồ hôi chạy định mức giấy phép thay vì chuyên tâm làm bà đỡ, một khi các đối tác chỉ lăm lăm kinh doanh thì... nguy cơ trà trộn những thứ phản văn hóa hoặc vô bổ ở tất cả các dòng sách sẽ có thể còn tiếp diễn. Một đơn vị phát hành tiểu thuyết lãng mạn Trung Quốc cũng thừa nhận: Tác phẩm "ngôn tình" bên cạnh việc giải trí cũng có nhiều vấn đề mà người biên tập phải tinh ý và nhạy cảm để xử lý. Hợp đồng bản quyền phải chú ý tới những điều khoản bảo đảm bên mua bản quyền được cắt bỏ, biên tập những nội dung trái với thuần phong mỹ tục.
Một góc nhìn của ngôn ngữ và văn hóa đọc
Có một điểm còn ít được đề cập khi nói tới ngôn tình Trung Quốc là sự xâm nhập một cách "tự nhiên" và "có chủ ý" của một hệ thống ngôn ngữ mới lạ tới bạn đọc mà đa phần là giới trẻ. Về vấn đề này, nhà ngôn ngữ Nguyễn Xuân Hòa, Hội ngôn ngữ học Hà Nội, chia sẻ: Hầu như mới có những phát biểu riêng lẻ, chứ giới ngôn ngữ học cũng chưa có nghiên cứu cụ thể về những tác động của hiện tượng này trong văn học, đời sống... Nhà văn DiLi khẳng định: Truyền bá ngôn ngữ là truyền bá văn hóa. Đọc truyện đừng nghĩ là giải trí đơn thuần, đó là sự hình thành tư duy. Từ yêu thích truyện tranh Nhật, trẻ con đang chuộng đồ Nhật trong mọi hoạt động hằng ngày. Hơn 20 năm qua, chưa bao giờ giá sách văn học thu hẹp khủng khiếp như hiện nay. Trong đó, đặc biệt là 4 năm gần đây, sách "ngôn tình" chủ yếu của Trung Quốc chiếm đến hai phần ba. Rất nhiều học sinh cấp hai đang đọc sách ngôn tình Trung Quốc...
Tuy nhiên, về vấn đề này, nhà lý luận phê bình Ngô Hương Giang lại có cái nhìn lạc quan hơn, và cho rằng: Ngôn ngữ có tính tiếp biến và khả năng tự chọn lọc. Bản thân ngôn ngữ là lớp vỏ để chuyển tải tư duy, nó đã từng được "văn hóa hóa" trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Những gì thuộc về giải trí nhất thời, không phù hợp sẽ tự đào thải hoặc sẽ được thay đổi với một nội hàm khác bên trong lớp vỏ cũ. "Ngôn tình" cũng phản ánh một câu chuyện lớn hơn sau vấn đề thể loại là văn hóa đọc. Có ý kiến cho rằng: Có nền tảng văn hóa, có kỹ năng đọc thì chả cứ "ngôn tình" mà bất cứ sách gì cũng có thể tiếp nhận được cái hay, gạn được cái dở. Hay như nhà văn Trang Hạ từng chia sẻ với truyền thông: Nếu như sách "ngôn tình" chiếm 5% thời gian đọc thì không sao, còn nếu như chiếm 100% những gì bạn đọc thì là thảm họa. Lại nhớ đến câu nhà văn Phan Việt đã nói, đại ý: Đọc sách thì nên tìm những cuốn "khó" hơn so với hiểu biết của mình để tự mình vượt lên những tầm tư tưởng mới. Điều này có lẽ giống với quan điểm của Joubert, trích trong cuốn "Tôi tự học" của học giả Nguyễn Duy Cần: "Ta không bao giờ trở nên thông thái được nếu chỉ chịu đọc hay chịu học những gì ta ưa thích mà thôi"...
Vì lẽ ấy, trong mọi trường hợp, nhất là khi NXB không làm tốt vai trò "bộ lọc" thì bạn đọc sẽ phải làm "người tiêu dùng thông minh" và phụ huynh sẽ phải biết con mình thực sự đang đọc gì, đọc như thế nào?
|
hà nội, văn hóa, trung quốc, nhật bản, ngôn ngữ, lãng mạn, bạn đọc, văn học, nhà văn, tiểu thuyết, xuất bản, pháp, châu Âu, nhà lý luận, nội hàm
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|