NXB Giáo dục 'nhận thua'

16:30:00 18/08/2015
Ngày 17/8, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) đã thông báo: NXB Giáo dục đã đồng ý trả tiền bản quyền cho các tác giả có tác phẩm được đăng trong SGK. Như vậy, NXB Giáo dục đã "thua" trong cuộc chiến bản quyền các tác phẩm được in trong SGK phổ thông.

Số tiền mà NXB Giáo dục chi trả cho các nhà văn là gần 500 triệu đồng và đây cũng là lần đầu tiên, NXB này trả tiền tác quyền sau hàng chục năm sử dụng tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn.

Cuối năm 2014, PetroTimes đã có loạt bài phản ánh về tình trạng sử dụng “chùa” các tác phẩm văn học trong sách giáo khoa. Cụ thể, trong khoảng gần 20 năm, NXB Giáo dục đã sử dụng tác phẩm của trên 500 tác giả và sử dụng trong SGK Tiếng Việt và Ngữ văn, chưa tính tới sách tham khảo. Thậm chí, các lãnh đạo NXB Giáo dục còn cho rằng các tác giả có tác phẩm “được đăng trong SGK đã là vinh dự”. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng Luật Bản quyền.

Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành

Bên cạnh đó, chính những người tham gia soạn SGK như GS-TS Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên nhiều cuốn ngữ văn) còn cho rằng, Luật Sở hữu trí tuệ không bắt buộc và bản thân GS cũng chưa thấy có nước nào bắt nhà xuất bản phải xin phép tác giả để đưa tác phẩm của họ vào SGK.

Nhà xuất bản Giáo dục sẽ bị kiện?

Sau hơn nửa năm đàm phán, câu chuyện về tiền bản quyền cho các tác giả có tác phẩm được sử dụng trong sách giáo khoa (SGK) đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Thậm chí, khoảng cách giữa Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB GDVN) ngày càng xa nhau hơn.

Khi nhà xuất bản “quỵt” tiền bản quyền

Từ câu chuyện đổi mới sách giáo khoa (SGK), nhiều người giật mình khi biết thông tin hàng chục năm qua, nhà xuất bản (NXB) Giáo dục đã in vài chục triệu quyển SGK và chuyện kinh doanh SGK được cho là siêu lợi nhuận. Thế nhưng, có vấn đề cũ tồn tại hàng chục năm nay, đó là các tác giả có tác phẩm được in trong SGK hầu như không được nhận tiền bản quyền hoặc nhuận bút; như vậy cũng có nghĩa, trong những năm qua, những cuốn SGK được sử dụng trong nhà trường đều là đồ… dùng chùa!

Bảo vệ tác quyền:“Chính tác giả còn chưa nắm rõ quyền lợi của mình”

“Trước thực trạng ngay bản thân tác giả cũng chưa nắm bắt được quyền lợi của mình thì việc đầu tiên là cần trang bị thông tin để họ tự bảo vệ mình” Bà Đoàn Thị Lam Luyến- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam khẳng định.

Chờ Bộ trưởng trả lời

Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Vũ Luận, đề nghị giải quyết vấn đề tác quyền tác phẩm văn học trong bộ sách giáo khoa (SGK).

Trong khoảng thời gian đó, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) – nơi đại diện quyền lợi cho các nhà văn, nhà thơ - đã liên tục ra những văn bản yêu cầu NXB Giáo dục phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Đồng thời, VLCC còn gửi nhiều văn bản tới Cục Bản quyền (bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch), Cục Xuất bản (Bộ Thông tin – Truyền thông) và Bộ Giáo dục – Đào tạo về vấn đề “quỵt” tiền tác quyền.

Từ đầu tháng 4/2014 cho tới nay, đã có ít nhất 5 cuộc họp giữa đại diện VLCC và đại diện NXB Giáo dục về vấn đề tác quyền, tuy nhiên cho tới cuối năm 2014, 2 bên vẫn tìm được cách giải quyết hợp lý nhất. Thậm chí, thông qua VLCC, các nhà văn, nhà thơ còn có kế hoạch khởi kiện NXB Giáo dục và yêu cầu NXB Giáo dục không được tiếp tục sử dụng các tác phẩm của họ trong bộ SGK trong những năm tới.

Theo VLCC, theo danh sách sẽ có hơn 100 tác giả có tác phẩm sử dụng trong SGK đã được nhận tiền, trong số đó có những người đã mất như nhà thơ Tố Hữu được nhận tiền tác quyền gần 30 triệu, nhà văn Tô Hoài nhận hơn 20 triệu, nhà thơ Trần Đăng Khoa, với số lượng tác phẩm được sử dụng khá lớn, nhận 17 triệu đồng… Bên cạnh đó, đại diện VLCC khẳng định, đây mới chỉ là đợt nhận tiền bản quyền đầu tiên, sau mỗi lần SGK được tái bản, các tác giả này lại được lĩnh tiền căn cứ vào quy định hiện hành.

Khánh An
Nguồn:

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
DANH MỤC
TIN TỨC
THỐNG KÊ

Hôm nay: 1
Tháng : 1
Năm : 1