Phía sau hiện tượng "Đấu trường sinh tử"

10:14:00 23/12/2013

Tuần trước, trên Tạp chí Time (Mỹ), bài phỏng vấn những người trong cuộc làm nên hiện tượng của 3 tập tiểu thuyết đắt khách “Đấu trường sinh tử”, song song, đạo diễn, cũng như nữ diễn viên chính của bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết này.

Tuần trước, trên Tạp chí Time (Mỹ), bài phỏng vấn những người trong cuộc làm nên hiện tượng của 3 tập tiểu thuyết đắt khách “Đấu trường sinh tử”, song song, đạo diễn, cũng như nữ diễn viên chính của bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết này.

Trong số 5 phần phỏng vấn, nhà văn Suzanne Collins là người gây ấn tượng mạnh với độc giả bởi những suy nghĩ của bà về chiến tranh, trẻ em và thế giới trong tương lai.

Ở Việt Nam, 3 tập sách của “Đấu trường sinh tử” cũng nằm trong top tiểu thuyết bán chạy nhất, bên cạnh đó, khán giả Việt Nam cũng háo hức ra rạp xem bộ phim này trong những ngày cuối năm. Báo NNVN xin trích đăng những ý kiến ấn tượng của nữ nhà văn Suzanne Collins trên Tạp chí Time.


Nữ nhà văn Suzanne Collins, người làm nên hiện tượng tiểu thuyết “Đấu trường sinh tử”

VIẾT VỀ CHIẾN TRANH KHÔNG ĐỂ HÙ DỌA

“Ngày bé, bố tôi kể cho tôi nghe rất nhiều về chiến tranh. Ở đó, họ sẵn sàng hi sinh mọi thứ, và tôi cảm nhận, với bố tôi, đó là những cơn ác mộng. Sau này, tôi nghĩ đó là một hội chứng sau chiến tranh mà rất nhiều người mắc phải. Nhân vật của tôi cũng vậy, họ phải đấu tranh, giết hại người khác để tồn tại.

Nữ nhân vật chính Katness phải đối mặt với những ám ảnh mà cô từng giằng xé để bảo đảm sự tồn tại cho chính cô. Nhân vật của tôi phải đối diện với gia đình những người thân mà cô từng giết hại, tôi tả cô ta như một “phế nhân” dù cô ta là người chiến thắng”, Suzanne Collins bắt đầu câu chuyện như vậy.

Theo ghi nhận của nhiều nhà xuất bản, dù tác phẩm của Suzanne Collins được hướng vào đối tượng người trưởng thành, nhưng khi bộ sách ra đời, nó lại thu hút một lượng lớn độc giả dưới 20 tuổi.

Suzanne cho rằng: “Tôi nghĩ người lớn có cảm giác hơi khó chịu khi nói với trẻ con về chiến tranh, do đó họ thường chọn cách không nói và cho đó là vấn đề nhạy cảm, điều đó vốn dễ dàng hơn nhiều. Tôi lại thấy như thế là không nên, chúng ta phải cho chúng biết chiến tranh khốc liệt như thế nào, để chúng biết hòa bình thật đáng quý. Tôi cho rằng chúng ta đang làm hại trẻ con khi không giáo dục chúng về chiến tranh, không để chúng hiểu về chiến tranh từ khi còn nhỏ”.

Trong cuốn sách của Suzanne, khi Katness, nữ nhân vật chính dành chiến thắng từ “Đấu trường sinh tử” trở về, cô trở thành thần tượng của các em nhỏ. Những cô bé non nớt bắt chước kiểu tóc như một trào lưu thời trang, lấy những trò chém giết là hành động dũng cảm.

THẾ GIỚI TƯƠNG LAI ĐANG BỊ ĐE DỌA

Suzanne nhìn nhận, cuộc chiến tranh ở “Đấu trường sinh tử” là do con người ứng xử tàn bạo với thiên nhiên. Biến đổi khí hậu đã khiến con người rơi vào cảnh cùng cực, đói khát. Bản thân mỗi con người không ai là hoàn hảo nên khi họ rơi vào bước đường cùng, họ có thể làm mọi thứ để tồn tại.

“Thế giới tương lai đang bị đe dọa, tôi không thể tưởng tượng nổi những cơn bão, những cơn sóng thần, động đất trong mấy năm qua đã lấy đi sinh mạng của rất nhiều người, tôi nghĩ trong tương lai, mọi thứ sẽ khốc liệt hơn nếu con người không biết bảo vệ môi trường”, Suzanna từng chia sẻ như vậy.

Việc cuốn sách của bà được đón nhận đó là điều bất ngờ, song song, bà thấy rằng: “Hài hước nhất là khi bắt tay vào viết tiểu thuyết này, tôi dự định sẽ kể chuyện từ ngôi thứ ba, một người đã chứng kiến mọi thứ.

Nhưng khi tôi bắt đầu, chuyện lại bắt đầu bằng ngôi thứ nhất rất tự nhiên. Cứ như thể nữ nhân vật Katniss đã ép buộc tôi, đòi được kể chuyện và tôi phải làm theo cô ấy. Cô ấy hoàn toàn chiếm lĩnh tâm trí tôi vào lúc đó”.

Suzanne Collins cũng cho rằng, trẻ em, thế hệ trẻ là tương lai của bất kể quốc gia nào. Hãy giáo dục và hướng những đối tượng này đến những thứ tốt đẹp và sống trong một thế giới hòa bình, thân thiện với môi trường, thiên nhiên và tất nhiên, hãy nổi loạn để chống lại những “đấu trường sinh tử” nếu nó có thật.

Suzanne nhận định: “Tôi viết về chiến tranh không để hù dọa ai, mà rõ ràng, chiến tranh chẳng có lợi lộc gì. Câu chuyện chiến tranh của tôi chỉ là giả tưởng ở một thế giới tương lai xa xôi. "Đấu trường sinh tử" là một biểu tượng, nó luôn biến đổi qua từng thời kì.

Có điểm tựa lịch sử cho cuộc chiến trong sách, đó là chiến tranh nô lệ lần thứ 3 thời Spartacus, khi một võ sĩ giác đấu nổi dậy và đứng lên lãnh đạo cuộc cách mạng. Nhưng tôi cũng rất tự do trong sáng tạo, tôi không quá phụ thuộc vào những câu chuyện lịch sử”.


Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
DANH MỤC
TIN TỨC
THỐNG KÊ

Hôm nay: 1
Tháng : 1
Năm : 1