Các nhà sản xuất điện ảnh của Trung Quốc đã tận dụng kho tàng những tác phẩm kinh điển như
“Hồng Lâu Mộng”, “Tây du kí”, “Tam Quốc chí”, “Thủy Hử” và mang những áng văn cổ điển thành những thước phim sống động . Những
“Tôn Ngộ Không”, “Võ Tòng”, “Gia Cát Lượng”.. vượt biên giới thành công khắp các châu lục. Cùng với đó, tiểu thuyết của những tác giả đương đại như Cổ Long, Kim Dung, Quỳnh Dao cũng trở lên vô cùng phổ biến ở châu Á trong đó có Việt Nam.
“Không kịp nói yêu em”chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Phỉ Ngã Tư Tồn.
“Thời gian tươi đẹp nhất” chuyển thể từ tiểu thuyết “Bí mật bị thời gian vùi lấp”
của tác giả Đồng Hoa.
Sau những bậc “cây đa - cây đề”, vài năm trở lại đây, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của văn học mạng, hàng loạt các tác giả như Đồng Hoa, Phỉ Ngã Tư Tồn, Tân Di Ổ, Cố Mạn… nổi lên với những tác phẩm ăn khách. Sở hữu một kho tàng tiểu thuyết khổng lồ và sẵn có lượng độc giả đông đảo, các nhà sản xuất đã không để phí phạm tài nguyên sẵn có ấy và mỗi năm, số lượng phim chuyển thể liên tục tăng lên.
“Thiên Sơn Mộ Tuyết” của Phỉ Ngã Tư Tồn đã lăng xê thành công tên tuổi Lưu Khải
Uy và Dĩnh Nhi.
“You are the apple of my eyes” (Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi)
của tác giả Cửu Bả Đao.
Đề tài của những tiểu thuyết từ văn học mang rất đa dạng từ huyền huyễn, cung đấu, cổ đại, xuyên không, viễn tưởng tới đô thị khiến những tác phẩm chuyển thể vô cùng phong phú. Trong đó có những tác phẩm được chuyển thể ăn khách như
“Không kịp nói yêu em”, “Phong hỏa giai nhân” - những tác phẩm về thời dân quốc,
“Bộ bộ kinh tâm”, “Mỹ nhân tâm kế” - thuộc đề tài cung đấu,
“Thời gian tươi đẹp nhất”, “So Young”, “Tiểu thời đại” - thuộc đề tài đô thị. Kịch bản hay cùng với lượng độc giả sẵn có khiến những tác phẩm chuyển thể thu hút lượng lớn người xem và là bệ phóng cho hàng loạt tên tuổi như Hồ Ca, Đường Yên, Lưu Khải Uy, Lưu Thi Thi, Ngô Kỳ Long..
“So Young” được chuyển thể từ tác phẩm ăn khách “Anh có thích nước Mỹ không?”
của Tân Di Ổ.
“Bộ bộ kinh tâm” là bộ phim làm “hồi xuân” sự nghiệp của Ngô Kỳ Long và đưa anh đến với tình yêu hiện tại Lưu Thi Thi. Tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Đồng Hoa. Một điều dễ nhận thấy, trở thành đặc điểm hút khán giả nhất chính là hình tượng của các nam chính. Dù là thần tiên hay con người, tội phạm hay quân nhân, giám đốc hay giáo sư thì đều có những điểm tương đồng trong tính cách. Đó là những khí khái bất phàm, thâm trầm, lạnh lùng, quyết đoán trong công việc nhưng lại chân thành trong tình yêu.
Nhưng điều quá hoàn mỹ trong cách xây dựng hình tượng nam chính đôi khi đem đến khó khăn cho việc tìm nam diễn viên có ngoài hình, thần thái phù hợp. Trong đó những nam diễn viên như Chung Hán Lương, Lưu Khải Uy, Hồ Ca, Phùng Thiệu Phong, Ngô Kì Long, Hoắc Kiến Hoa là những cái tên chiếm được lòng tin của khán giả nhất nhờ diễn xuất chắc tay và hơn cả là ngoại hình, phong thái phù hợp.
“Nhất Niệm Hướng Bắc” là bộ phim tiếp theo của Lưu Khải Uy tham gia sản xuất và
được chuyển thể từ tiểu thuyết “Nhất Niệm lộ Hướng Bắc” của Cát Tường Dạ.
“Gặp gỡ Vương Lịch Xuyên” chuyển thể từ tiểu thuyết
“Chuyện cũ của Lịch Xuyên” của Huyền Ẩn là một trong những bộ phim khiến khán giả ngao ngán vì chờ quá lâu. Nhiều dự án ngay từ khi rục rịch chuẩn bị đã thu hút sự quan tâm của khán giả vì chuyển thể từ những tác phẩm nổi tiếng của thể loại ngôn tình như
“Bên nhau trọn đời”, “Yêu em từ cái nhìn đầu tiên”, “Từng có một người yêu tôi như sinh mệnh”, “Gấm rách”…
Bên cạnh như dự án đang trên bản thảo kế hoạch, người hâm mộ cũng chờ đợi những bộ phim đã quay xong nhưng chưa được công chiếu như
“Gặp gỡ Vương Lịch Xuyên”, “Nhất Niệm Hướng Bắc”, “Cẩm Tú Duyên-Mạo hiểm hoa lệ”, “Sam Sam đến đây ăn nào”, “Những cô gái văn phòng”, “Người phụ nữ trên cây bánh mỳ”… Chừng đó đủ thấy dòng phim chuyển thể đang chiếm thị phần lớn thế nào ở nền công nghiệp điện ảnh Trung Quốc.
“Những cô gái văn phòng”-“Bẫy văn phòng” của Thư Nghi do Đường Yên, Ngô Trác
Hy đóng đang chờ ngày phát sóng.
“Sam Sam đến đây ăn nào” của nhà văn Cố Mạn đã “nóng”kể từ khi còn là dự án
trên giấy.
Còi Sữa