Nhà văn, nhà viết kịch Học Phi: Một cây bút tiêu biểu đi qua cuộc đời
11:18:00 12/05/2014
Bay về cõi hạc ở tuổi 102, nhà văn, nhà viết kịch Học Phi để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng công chúng, cùng khoảng trống trong văn học và sân khấu nước nhà. Nhưng ông cũng để lại một sự nghiệp sáng tác đáng tự hào, mà nhắc đến tên tuổi ông, không thể không nói đến. Đó là các tiểu thuyết “Xung đột”, “Đắm tàu”, “Dòng dõi”, “Yêu và Thù” vv… cùng những trang kịch bản có giá trị để dâng hiến cho đời: “Một đảng viên”, “Hoàng Lan”, “Ni cô Đàm Vân”, “Cô hàng rau”... Nhà văn Học Phi tên thật là Chu Văn Tập, sinh năm 1913 tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông nội ông, cụ Chu Phúc Tuần là một nghĩa quân Bãi Sậy đi theo cụ Tán Thuật đánh giặc suốt 10 năm liền. Thừa hưởng truyền thống tốt đẹp của gia đình, mới 13 tuổi, Học Phi đã tham gia phong trào yêu nước và được kết nạp Đảng tháng 2/1932. Trong cuộc đời cách mạng, ông đã nhiều lần bị địch bắt nhưng vẫn luôn giữ vững khí tiết. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban lâm thời cách mạng tỉnh Hưng Yên. Sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng, trước khi làm Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Không chỉ là một chiến sĩ cách mạng, nhà văn Học Phi còn là một văn nghệ sĩ tiêu biểu của văn học cách mạng Việt Nam. Nhắc về ông, NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, chia sẻ: “Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã bị thế giới kỳ ảo của sân khấu hấp dẫn. Ông toàn tâm, toàn ý vào sáng tác kịch bản và đã khẳng định được chỗ đứng chắc chắn trong làng kịch nghệ nước nhà. Những kịch bản của ông có giá trị tư tưởng và chất lượng nghệ thuật, đã được dàn dựng và biểu diễn phục vụ nhân dân, phục vụ LLVT, tạo nên dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả yêu sân khấu. Nghệ sĩ Học Phi là tấm gương sáng cho lớp tác giả, đạo diễn trẻ sân khấu noi theo”. Sau thành công của viết kịch, nhà văn Học Phi lại trở về với tiểu thuyết như trở lại với mối tình đầu. Bởi ở cuối cuộc đời, con người thường muốn giãi bày nhiều hơn, mà văn chương có nhiều tố chất đáp ứng được yêu cầu đó. Thế là, cũng đắm say, trăn trở, dẫu có chiều muộn màng, để rồi, hàng loạt tiểu thuyết ra đời: “Hừng đông”, “Ngọn lửa”, “Xuống đường”, “Cuộc đời về cuối” vv… Ông từng tâm sự, giai đoạn này viết thấy thoải mái hơn, đậm đà tình người hơn và cũng sâu sắc hơn. Với 30 vở kịch, 20 tập tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký và kịch bản sân khấu, điện ảnh, mà hầu hết các nhân vật trung tâm đều là hình tượng người đảng viên, người cộng sản ẩn chứa những nỗi niềm, hy vọng và thất vọng, buồn và vui, lạc quan và trắc ẩn, thăng trầm và khát vọng, nhà văn Học Phi đã đi hết một trăm năm, đã đi qua ba cuộc kháng chiến. Ông đã dâng hiến cho sự nghiệp cách mạng và sáng tạo của đời mình. Ở cái tuổi “xưa nay hiếm” ấy, kỳ diệu làm sao, ông vẫn ngày ngày viết, vẫn sáng tạo, vẫn buồn vui với thế giới nhân vật đang nhảy múa trong trang viết của mình. Ông bảo: “Còn viết được là còn hạnh phúc”. Sức bền của con chữ hay sức bền của cuộc sống đang tồn tại trong con người ông? Tất nhiên, trong đó có cả niềm hạnh phúc khe khẽ, dịu dàng mà Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT đợt I, Huân chương Độc lập hạng nhất và tấm Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng gắn lên ngực ông, đem lại. Bằng tất cả niềm trân trọng một lão thành cách mạng, một văn nghệ sĩ tài hoa, lễ mừng đại thọ ông 100 tuổi, đã được Hội Nghệ sỹ sân khấu và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức trọng thể với sự có mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vở “Ni cô Đàm Vân” nổi tiếng một thời, được phát thanh trên Đài TNVN nhiều lần, đã được tái dựng, như một món quà dành tặng ông dịp này. Nghe tin nhà văn, nhà viết kịch Học Phi rời cõi tạm, NSND.GS.TS. Đình Quang, một trong những cây đại thụ của nền sân khấu Việt Nam, xúc động cho biết: Cả cuộc đời mình, Học Phi đã sống và cống hiến đúng tư cách một văn nghệ sĩ cách mạng tiêu biểu. Những vở kịch ông viết ngay khi hòa bình lập lại 1954 đã là những tác phẩm sáng giá và đã ở tuổi 100, ông vẫn tiếp tục sáng tác. “Văn là người”, nhà viết kịch Học Phi cũng thế. Là chiến sĩ cách mạng hoạt động nghệ thuật, nên cả cuộc đời ông chỉ viết về những vở mang khí thế cách mạng, về cách mạng và những người cách mạng. Nếu nói văn nghệ là giáo dục và giải trí, thì Học Phi thiên về giáo dục. Nếu nói về phản ánh cuộc sống thì ông thiên về cuộc sống và chiến đấu của cách mạng. Đề tài về đời thường ít có trong tác phẩm ông, nhưng đề tài cách mạng thì không ai bằng ông. Tác phẩm của ông nghiêm túc, giúp cho người xem hiểu về thế hệ cha ông, phù hợp cho lớp người đứng tuổi, am hiểu về cuộc đời và biết nhiều về cách mạng. Có thể nói rằng, Học Phi coi văn nghệ là công cụ giáo dục tư tưởng. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cũng bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc trước những cống hiến của nhà văn, nhà viết kịch Học Phi: Cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của nhà văn, kịch tác gia Học Phi đã và sẽ trở thành di sản quý báu trong đời sống tinh thần của nhân dân, là hành trang quý giá cho các thế hệ nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ đến sau ông. Rời dương thế đi về nơi xa lắm, nhà văn Học Phi vẫn có quyền tự hào khi, bên một di sản văn học nghệ thuật không nhỏ, là những hạt giống ông gieo đã kịp đơm hoa: các con ông - nhà văn Chu Lai và nhà văn Hồng Phi - đã tiếp nối được cha mình, trở thành những cây bút có nhiều tác phẩm để lại dấu ấn với công chúng. Nhà văn Học Phi từ trần vào 14h56 ngày 6/5 tại BV Hữu Nghị Hà Nội. Tang lễ do UBTQ LH các Hội VHNT Việt Nam và Tỉnh ủy Hưng Yên phôië hợp tổ chức sẽ cử hành vào 7h sáng 12/5 tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông và mai táng tại nghĩa trang Mai Dịch. |
|
cách mạng tháng tám, tác phẩm, cuộc đời, sáng tác, nhà văn, hoàng lan, cách mạng, kịch bản, tiểu thuyết, ni cô, tiên lữ, văn nghệ sĩ, hưng yên, sân khấu, lê tiến thọ
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|