Chạy bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn trong 35 ngày

14:32:00 19/06/2014

Lê Tiến Dũng (SN 1989) vừa hoàn thành chuyến chạy bộ xuyên Việt từ Hà Nội tới TP.HCM trong vòng 35 ngày để vận động nâng cao văn hóa đọc.

Hành trình gian khổ

Chàng trai đất Hà thành bắt đầu chuyến chạy bộ xuyên Việt ngày 11/5, xuất phát từ gò Đống Đa- Hà Nội và đến đích là Dinh Độc lập, TP.HCM vào ngày 15/6. Dự kiến ban đầu của Tiến Dũng là chuyến đi kéo dài 40 ngày, nhưng nhờ những nỗ lực ý chí vượt bậc, chàng trai đã hoàn thành trước kì hạn đề ra.

Chạy cả những ngày mưa.

Trung bình mỗi ngày, Tiến Dũng chạy khoảng 45km. Dũng phải ăn một ngày 5 bữa để liên tục bổ sung năng lượng cho cơ thể và chạy hai ca: 4h tới 9h và 16h tới 23h. Thử thách hơn 1.700 km trong vòng 35 ngày sẽ là quá sức nếu như cậu bạn sinh năm 1989 không có một người bạn đồng hành đáng tin cậy.

Người bạn chạy xe máy, hỗ trợ về chuyện ăn uống, chăm sóc sức khỏe và tìm nhà trọ cho Dũng. Bạn đồng hành thường đi trước Dũng 7-8km để lo nước uống, thức ăn. Và hơn hết là người luôn động viên tinh thần Dũng những lúc suy kiệt thể lực và tinh thần.

“Thời tiết tháng 6 quá khắc nghiệt so với dự kiến của mình. Nắng nóng khiến mình bị mất nước, còn hệ tiêu hóa chưa quen với việc liên tục ăn và chạy khiến cho mình gặp vấn đề và phải nhập viện ở Nghệ An trong tình trạng sốt cao do cố chạy. Rất may có Nam (người bạn đồng hành) luôn giúp đỡ và động viên mình trong suốt chuyến đi”, Tiến Dũng chia sẻ.

Dũng đã hai lần phải nhập viện truyền nước trong chuyến hành trình này. Trong khi đó, chuyện cơ thể bị đau nhức, bầm tím trở thành thường xuyên, đến nỗi giờ khi đã trở về với cuộc sống thường ngày Dũng lại cảm thấy nhớ cảm giác bắp thịt căng cứng, đau đớn.

Những ngày thời tiết khắc nghiệt, dưới nắng nóng miền Trung, Dũng chạy chậm hơn, có khi chỉ được 35-40km/ngày. Thế rồi vào những ngày cuối, khi đích đến ngày một gần hơn, Tiến Dũng đã bứt tốc lên tới 65km/ngày để tới được TP.HCM trước 5 ngày.

Trung bình mỗi ngày, Tiến Dũng chạy khoảng 45km. Dũng phải ăn một ngày 5 bữa để liên tục bổ sung năng lượng cho cơ thể và chạy hai ca: 4h tới 9h và 16h tới 23h. Thử thách hơn 1.700 km trong vòng 35 ngày sẽ là quá sức nếu như cậu bạn sinh năm 1989 không có một người bạn đồng hành đáng tin cậy.

Người bạn chạy xe máy, hỗ trợ về chuyện ăn uống, chăm sóc sức khỏe và tìm nhà trọ cho Dũng. Bạn đồng hành thường đi trước Dũng 7-8km để lo nước uống, thức ăn. Và hơn hết là người luôn động viên tinh thần Dũng những lúc suy kiệt thể lực và tinh thần.

“Thời tiết tháng 6 quá khắc nghiệt so với dự kiến của mình. Nắng nóng khiến mình bị mất nước, còn hệ tiêu hóa chưa quen với việc liên tục ăn và chạy khiến cho mình gặp vấn đề và phải nhập viện ở Nghệ An trong tình trạng sốt cao do cố chạy. Rất may có Nam (người bạn đồng hành) luôn giúp đỡ và động viên mình trong suốt chuyến đi”, Tiến Dũng chia sẻ.

Dũng đã hai lần phải nhập viện truyền nước trong chuyến hành trình này. Trong khi đó, chuyện cơ thể bị đau nhức, bầm tím trở thành thường xuyên, đến nỗi giờ khi đã trở về với cuộc sống thường ngày Dũng lại cảm thấy nhớ cảm giác bắp thịt căng cứng, đau đớn.

Những ngày thời tiết khắc nghiệt, dưới nắng nóng miền Trung, Dũng chạy chậm hơn, có khi chỉ được 35-40km/ngày. Thế rồi vào những ngày cuối, khi đích đến ngày một gần hơn, Tiến Dũng đã bứt tốc lên tới 65km/ngày để tới được TP.HCM trước 5 ngày.

Lê Tiến Dũng trên đường chạy xuyên Việt.

Chạy xuyên Việt để vận động văn hóa đọc sách

Chia sẻ với PV, Tiến Dũng cho biết, lí do bạn thực hiện chuyến chạy bộ xuyên Việt là để vận động và nâng cao văn hóa đọc sách trong giới trẻ. Trong chuyến đi của mình, Dũng đã ghé thăm một số trường đại học ở Thanh Hóa, Đà Nẵng để hỗ trợ xây dựng tủ sách và câu lạc bộ sách.

Hoạt động chạy bộ kêu gọi nâng cao văn hóa đọc của Dũng nằm trong dự án “Sách và hành động” của nhóm các bạn trẻ yêu sách khởi xướng tại Hà Nội.

Ngoài lí do mang tính cộng đồng, Dũng cũng tiết lộ lí do cá nhân khiến cho chàng trai trẻ dấn thân vào cuộc hành trình gian khổ này là: “Trong vòng năm tới, mình dự định sẽ đi du học, vậy nên mình muốn trước khi đi xa quê hương được du lịch, thăm thú cảnh đẹp đất nước. Và hơn hết, mình nghĩ rằng tuổi trẻ cần phải làm gì đó thật đặc biệt”.

Dũng kể: “Mình chạy qua đèo Hải Vân hết 6 tiếng đồng hồ. Bắt đầu tới chân đèo lúc nắng đã lên dần. Nhưng mình vẫn quyết tâm vượt đèo vì mình muốn kịp tiến độ nên quyết tâm vượt đèo trong điều kiện nắng nóng.

Qua được đèo, mình cảm thấy như đã vượt qua ranh giới thử thách chính mình, vô cùng sung sướng và tự hào. Ngay lúc đó, mình và Nam (bạn đồng hành) đã tự thưởng cho bản thân một chuyến tắm biển thỏa thuê”.

Chuyến chạy bộ xuyên Việt của Lê Tiến Dũng không nhận được bất cứ nguồn tài trợ nào mà do bạn bỏ tiền túi ra thực hiện. Dũng dự toán cả chuyến đi hết 25 triệu đồng, bao gồm chi phí ăn ở, xăng xe cho Nam, phí nhà trọ và những lần nhập viện, thuốc men, thực phẩm bổ sung để có sức…

Con người Việt Nam thân thiện, đất nước Việt Nam thật đẹp

Trước khi tiến hành chuyến đi đặc biệt này, Tiến Dũng không chỉ phải chuẩn bị về kinh tế, thể lực, trang thiết bị, bạn đồng hành… mà anh còn có một quyết định táo bạo. Đó là nghỉ việc là nhân viên công nghệ thông tin tại một ngân hàng nhà nước khá lớn.

“Sau hai năm làm việc, mình nhận thấy những gì cần biết trong công việc mình đã biết đủ, mình muốn có những thử thách lớn hơn. Điều này không có nghĩa là mình nghỉ việc chỉ để chạy bộ hoặc làm gì đó điên rồ vì công việc của mình, không có mình vẫn còn rất nhiều người sẵn sàng thay thế và làm tốt.

Đó là quyết định đã được mình suy nghĩ rất kĩ vì mình sẽ đi du học. Trong thời gian đợi kết quả tuyển sinh trường bên Mỹ thì mình muốn làm những việc thật ý nghĩa. Và chuyến hành trình này là vậy”.

Dũng chạy cả đêm lẫn ngày để hoàn thành chuyến xuyên Việt trong 35 ngày.

Trong những ngày chạy bộ, rong ruổi trên các con đường quê hương, Dũng cảm thấy con người Việt Nam thật thân thiện và đất nước chúng ta quá đẹp, tiềm năng đó còn chưa được khai thác hết. Trong các cảnh đẹp quê hương, Dũng thích nhất là những bãi biển miền Trung có làn nước trong xanh và bờ cát dài.

Trên đường Dũng chạy, cứ khoảng 7-8km, cậu lại dừng để nghỉ một chút, trong khi người bạn đồng hành giúp Dũng giãn cơ bằng các động tác đã được tập huấn từ trước. Hành động của hai chàng trai thu hút người dân địa phương. Mọi người tưởng nhầm rằng ai đó gặp tai nạn, vội vàng vào nhà mang thuốc men, bông băng ra giúp đỡ. Có người còn cho hai bạn ăn cơm, nghỉ trưa…

“Mình còn nhớ, khi mình tới Thanh Hóa, vào một quán cơm ven đường, cô chủ quán lân la hỏi chuyện và rất bất ngờ về câu chuyện của mình. Cô rất quý người và tặng hai anh em nước uống đi đường. Sau đó, cô còn xin số điện thoại và ngày nào cũng gọi hỏi xem mình chạy tới đâu rồi”, Tiến Dũng kể.

Được sự ủng hộ, cổ vũ của nhiều người, Dũng càng có động lực để tới đích. Dù rằng có những người còn hồ nghi về tính trung thực của chuyến đi, Dũng chỉ cười bảo: “Mình biết sẽ có những người không tin rằng mình có thể hoàn thành chuyến đi một cách trung thực. Nhưng không lẽ chỉ vì như vậy mà mình không làm, vì mình tin rằng chuyến đi này rất có ý nghĩa với mình và với nhiều người khác”.


Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
DANH MỤC
TIN TỨC
THỐNG KÊ

Hôm nay: 1
Tháng : 1
Năm : 1