“Cho bí mật của phòng 406”: câu đề từ của Vu khống đưa chúng ta thẳng vào bầu không khí kề cận, thậm chí là ở bên trong, của sự điên. Nhân vật người điên là một kẻ da vàng, một tên Chà Chệt lần lượt mang biệt danh “Mặt-Khỉ”, rồi “Chệt-Khùng”, hắn lẩn quất trong các thư viện với một tham vọng điên khùng: trở thành “gã Chà Chệt viết văn bằng tiếng Pháp”. Nhưng quá khứ đã đuổi kịp hắn dưới hình thức một bức thư, và căn phòng bí mật của hắn bị xâm nhập, bị thu hẹp diện tích bởi một thứ khiến hắn có cảm giác kinh tởm xen lẫn trông chờ thầm kín: sự quan tâm. Đứa cháu gái của hắn (cũng viết văn bằng tiếng Pháp) làm thế giới tưởng chừng đã hoàn toàn đông kín của hắn bỗng có những cơn chao đảo không ngờ, dù mong muốn duy nhất của hắn chỉ giản đơn: “tôi với đống sách sẽ là một”.
Thêm lần nữa một nhà văn, tiếp sau Anton Tchékhov của Phòng số 6 và Jean-Paul Sartre của Buồn nôn, dùng văn chương để đi vào cái thế giới đặc biệt ấy. Và thêm lần nữa thế giới người điên lại có thêm cho mình một tác phẩm văn chương bậc thầy, ký tên Linda Lê.