Tác giả: Robert Kinloch Massie sinh năm 1929 là một nhà sử học người Mỹ, nhà văn, người đạt giải thưởng Pulitzer và nhận được học bổng Rhodes. Ông đã nghiên cứu lịch sử nước Mỹ tại Đại học Yale và lịch sử châu Âu hiện đại tại Đại học Oxford. Năm 1967, trước khi ông và gia đình chuyển đến Pháp, Massie đã viết và xuất bản cuốn sách mang tính đột phá của mình Nicholas và Alexandra, tiểu sử Hoàng đế và Hoàng hậu cuối cùng của Nga. Năm 1971, cuốn sách là cơ sở của giải thưởng Oscar trong phim cùng tên.
Về tác phẩm: Quyển sách này trình bày cuộc đời và sự nghiệp của một nhân vật lịch sử ngoại hạng: Pyotr I Đại đế (1672-1725), là Pyotr của nước Nga cũ và sau đấy là Hoàng đế của Đế quốc Nga. Là một trong những nhân vật kiệt xuất của lịch sử thế giới và gần đây được nhân dân Nga bình chọn là người Nga được yêu mến nhất mọi thời đại, ông đã đạt thành tựu lớn lao trong công cuộc hiện đại hóa đất nước ông. Ông đã đưa một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu dường như hàng trăm năm, trong một thời gian ngắn vượt lên thành một cường quốc khiến cho những nước.
MỤC LỤC:
Lời giới thiệu
Tên riêng và từ đặc biệt
Phần một: Nước Nga thuở xưa
Chương 1: Nước Nga
Chương 2: Thời thơ ấu của Pyotr Đại đế
Chương 3: “Người phụ nữ có trí thông minh tuyệt diệu”
Chương 4: Cuộc nổi loạn của Cấm vệ
Chương 5: Tình trạng Ly giáo Sâu sắc
Chương 6: Những trò chơi của Pyotr
Chương 7: Chế độ Phụ chính của Sofia
Chương 8: Sofia bị hạ bệ
Chương 9: Gordon, Lefort và “Đám Quậy”
Chương 10: Arkhangelsk
Chương 11: Azov
Phần hai: Đại phái bộ sứ thần
Chương 12: Đại Phái bộ Sứ thần đi Tây Âu
Chương 13: “Không thể nào mô tả ông ấy”
Chương 14: Pyotr tại Hà Lan
Chương 15: Hoàng thân Công quốc Orange
Chương 16: Pyotr tại Vương quốc Anh
Chương 17: Leopold và Augustus
Chương 18: “Những thứ này làm các ông vướng víu”
Chương 19: Lửa nung và roi vọt
Chương 20: Ở giữa bạn hữu
Chương 21: Voronezh và Hạm đội miền Nam
Phần ba: Đại chiến Bắc Âu
Chương 22: Bà chủ của miền Bắc
Chương 23: Hãy để đại bác quyết định
Chương 24: Karl XII
Chương 25: Narva
Chương 26: “Chúng ta không nên mất tinh thần”
Chương 27: Sự khai sinh của Sankt-Peterburg
Chương 28: Menshikov và Ekaterina
Chương 29: Bàn tay của quân vương chuyên chế
Chương 30: Vũng lầy Ba Lan
Chương 31: Karl ở Saxony
Chương 32: Con đường thênh thang đến Moskva
Chương 33: Golovchina và Lesnaya
Chương 34: Mazeppa
Chương 35: Mùa đông khắc nghiệt nhất trong ký ức
Chương 36: Các lực lượng hội tụ
Chương 37: Pultowa
Chương 38: Đầu hàng bên bờ sông
Chương 39: Thành quả từ Trận Pultowa
Phần bốn: Trên chính trường Châu Âu
Chương 40: Thế giới của Hoàng đế đạo Hồi
Chương 41: Người giải phóng vùng Balkan
Chương 42: Năm mươi roi bên Sông Pruth
Chương 43: Chiến dịch ở Đức và Friedrich Wilhelm I
Chương 44: Bờ biển Phần Lan
Chương 45: Biến cố náo động
Chương 46: Venice của miền Bắc
Chương 47: Những báo cáo của một Đại sứ
Chương 48: Chuyến đi thứ hai đến Tây Âu
Chương 49: “Hoàng đế là con người đồ sộ”
Chương 50: Vị khách đến thăm Paris
Chương 51: Việc giáo dục cho người kế vị
Chương 52: Tối hậu thư của người cha
Chương 53: Chuyến trốn lánh của Hoàng Thái tử
Chương 54: Tương lai bị xét xử
Chương 55: Cuộc tấn công cuối cùng của Karl
Chương 56: Vua George I tiến vào Biển Baltic
Chương 57: Thắng lợi
Phần năm: Nước Nga mới
Chương 58: Trong nhiệm vụ đối với đất nước
Chương 59: Xúc tiến thương mại qua chỉ dụ
Chương 60: Uy quyền tối cao dưới Thượng đế
Chương 61: Hoàng đế ở Sankt-Peterburg
Chương 62: Dọc bờ Biển Caspi
Chương 63: Chiều tà bóng xế
Lời kết
Phụ lục: Những sự kiện đầu tiên dưới triều Pyotr Đại đế
Điểm nhấn
“Lịch sử đã dành cho Pyotr Đại đế nhiều lời khen ngợi. Có lẽ lời khen ngợi trước tiên là tầm nhìn chiến lược của ông, kế đến là nhận thức rồi quyết tâm. Những tầm nhìn, nhận thức và quyết tâm ấy hầu như thiếu vắng trong khắp nước Nga thời bấy giờ. Chỉ một mình ông có tầm nhìn sâu rộng, nhận thức đúng đắn, rồi có quyết tâm sắt đá để đi đến đích. Chẳng hạn, trong khi bao triều đại trước đều không nhận ra là nước Nga bao la chỉ có một cảng biển thông ra bên ngoài thế giới trong sáu tháng mỗi năm, không có hải quân, và cả nước Nga mãn nguyện với đội thuyền đi theo dòng nước trên sông; chỉ riêng Pyotr Đại đế nhận ra đấy là những khiếm khuyết vô cùng hệ trọng trong chiến lược xây dựng kinh tế và quân sự cho đất nước ông. Chính Pyotr Đại đế đã nhận thức được công dụng diệu kỳ của một chiếc thuyền buồm không những có thể đi xuôi mà còn có thể đi ngược lại chiều gió – điều mà loại thuyền bè Nga hồi ấy không thực hiện được. Quyết tâm xây dựng cảng biển và tạo dựng nên hải quân Nga khởi phát từ tầm nhìn và nhận thức như thế.”
(trích Lời giới thiệu, Pyotr Đại đế: Người con vĩ đại của nước Nga, Robert K. Massie, Diệp Minh Tâm dịch, NXB Tri thức, 2013).
Trân trọng giới thiệu!