Biển Đông đã từng có một con đường tơ lụa rất tấp nập. Việt Nam không chỉ là điểm trung chuyển mà còn là điểm đến, điểm xuất phát của nhiều chuyến tàu. Điều này phù hợp với nhận định ban đầu của GS. Misugi Takayoshi rằng, có những dấu hiệu cho thấy "người Chiêm Thành đi bằng Giao Chỉ thuyền" đã vượt biển đến các vùng đảo của Nhật Bản từ thế kỷ thứ II, vì người dân tộc Chăm sống ở ven biển vốn có nghề đi biển theo hướng gió mùa rất thông thạo. Cho nên nhiều nhà khảo cổ trẻ tuổi Nhật Bản ngày nay vẫn thường xuyên đi tìm những mảnh vụn gốm sứ, hàng trang sức đang nằm dưới lòng đất ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu... để tìm lời giải đáp cho điều "bí ẩn" trong quan hệ Nhật - Việt vào thời kỳ mà con đường tơ lụa trên biển bắt đầu mới hình thành.
Cuốn sách không viết theo lối Phóng sự - Ký sự quen thuộc như cuốn Kimono trong rừng thẳm mà được chuyển tải bằng các thể loại khó khác của báo chí: Phỏng vấn, Chân dung, Bình luận... Nhưng dù được sử dụng thể loại báo chí nào thì vẫn là một lối kể chuyện giản dị mà đầy lôi cuốn; lấp lánh trong đó niềm kiêu hãnh và tình yêu thương quê hương Việt Nam mình.
Trân trọng giới thiệu!