Cuốn sách được tổ chức thành 7 phần như sau:
- Phần I (đồng thời là chương I): trình bày một số vấn đề có ý nghĩa bản thể luận của văn hóa nhằm chuẩn bị cho việc tìm hiểu văn hóa từ góc nhìn Xã hội học.
- Phần II (gồm các chương II và III): trên cơ sở phân tích sự khác biệt giữa văn hóa và xã hội, làm rõ lý do ra đời, đối tượng, cấu trúc và nhiệm vụ của bộ môn Xã hội học văn hóa.
- Phần III (chương IV): từ góc nhìn nhận thức luận, giới thiệu một số lý thuyết nhân học, xã hội học trong việc tiếp cận nghiên cứu văn hóa.
- Phần IV (chương V và VI): tiếp tục đi sâu phân tích về nội hàm và ngoại diên của khái niệm, để thấy rõ hơn không chỉ về mặt cấu trúc, mà cả loại hình của văn hóa. Phần này cũng chỉ ra tầm quan trọng của mỗi loại hình văn hóa trong nghiên cứu xã hội học.
- Phần V (các chương VII và VIII): tập trung thảo luận về tính đa dạng bên trong của mỗi nền văn hóa cũng như mối liên hệ liên văn hóa và những vấn đề đang đặt ra trong việc giao lưu, tiếp xúc và tiếp biến văn hóa.
- Phần VI (chương IX và X): xem xét sự biến đổi văn hóa, đồng thời cũng nêu lên những trường hợp đặc thù trong sự vận hành của văn hóa trong các xã hội khác nhau - như xung đột văn hóa, khủng hoảng văn hóa, văn hóa và tự do của con người...
- Phần VII (chương XI): giới thiệu về một nghiên cứu trường hợp với đầy đủ các thao tác nghề nghiệp, qua đó giúp các học viên sớm làm quen với việc nghiên cứu Xã hội học văn hóa trên thực địa.