Cuốn sách như một nhật ký nhỏ hữu ích đi theo bạn trong suốt 40 tuần mang thai và 12 tháng nuôi con đầu đời. Con bạn đang ở tuần thứ bao nhiêu? tháng thứ mấy? chỉ cần giở đúng trang sách đó ra, bạn sẽ biết mọi hoạt động cần thiết cho con mình, từ việc ăn gì? luyện tập thế nào? dạy con ra sao cho khoa học nhất.
Sau sinh 2-3 ngày tuổi trẻ đã có thể mấp máy miệng để nói chuyện, trẻ 8 tháng tuổi đã rất thích xem sách… Trẻ có được những biểu hiện này là do trẻ được tiếp nhận thai giáo và giáo dục sớm ngay trong bụng mẹ.
Tiến hành thai giáo và giáo dục sớm như thế nào? Cần chú ý những gì? Là những điều mà các bậc phụ huynh luôn băn khoăn và luôn mong muốn mang đến cho con yêu một cuộc sống đầy màu sắc, cùng vô vàn những điều thú vị. Bởi chính cha mẹ là người thắp sáng lên tố chất thiên tài trong con người bé.
Cuốn sách như một nhật ký nhỏ hữu ích đi theo bạn trong suốt 40 tuần mang thai và 12 tháng nuôi con đầu đời. Con bạn đang ở tuần thứ bao nhiêu? tháng thứ mấy? chỉ cần giở đúng trang sách đó ra, bạn sẽ biết mọi hoạt động cần thiết cho con mình, từ việc ăn gì? luyện tập thế nào? dạy con ra sao cho khoa học và đảm bảo sức khỏe nhất, đến phát triển các kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, nhận biết, khéo léo… Từ đó cuốn sách còn giúp các bậc phụ huynh nắm rõ được những bước phát triển từng ngày của con trẻ mà còn giúp bé phát triển những khả năng tiềm ẩn, thông minh, nhanh nhạy, hoạt bát và vui vẻ hơn.
40 Tuần thực hành thai giáo - 12 Tháng thắp sáng thiên tài đã đưa và khai mở những phương pháp phát huy khả năng tiềm ẩn của trẻ nhỏ.
Ngoài những nội dung đặc sắc, lần đầu tiên cuốn sách đã đưa vào giới thiệu sử dụng tấm thẻ kiểm tra khả năng phát triển cho trẻ và sử dụng như những công cụ trò chơi; thêm nữa nó còn có tác dụng giúp phụ huynh nắm rõ được những bước phát triển từng ngày của con trẻ. Không cần đến lớp dạy học sớm, phụ huynh vẫn có thể thoải mái tiến hành giáo dục sớm cho trẻ ngay tại gia đình.
MỤC LỤC:
Lời nói đầu
Phần I: Nuôi trẻ thông minh bắt đầu từ thai giáo
Chương 1: Thai giáo: tiếp xúc thân mật với thai nhi
Chương 2: Ưu sinh và dạy tốt là khởi đầu của thai giáo hiệu quả
Chương 3: Tháng đầu tiên của thai kỳ - Thiên sứ đã đến
Chương 4: Tháng thứ 2 - sẻ chia hạnh phúc khi mang thai
Chương 5: Tinh thần thoải mái là phương pháp thai giáo tốt nhất
Chương 6: Sự trưởng thành sơ khai
Chương 7: Tháng thứ 5 - thai nhi bướng bỉnh đang nhảy múa
Chương 8: Thể hiện tình thân sâu đậm
Chương 9: Hãy là một bà bầu xinh đẹp
Chương 10: Tháng thứ 8 - mẹ con giao lưu trong vui vẻ
Chương 11: Tháng thứ 9 - Cùng chờ đợi
Chương 12: Tháng thứ 10 - cùng chờ đợi “trái chín”
Phần II: Để bé yêu có những khởi đầu vượt trội
Chương 1: Thai giáo không thể tách dời giáo dục sớm
Chương 2: 0-1 tháng tuổi - Khởi đầu của cuộc đời
Chương 3: Nụ cười ngọt ngào của bé yêu từ 1-2 tháng tuổi
Chương 4: Trẻ 2-3 tháng tuổi - Nỗ lực học lẫy
Chương 5: Trẻ 3-4 tháng tuổi
Chương 6: Trẻ 4-5 tháng tuổi - Nhận biết thế giới bằng miệng
Chương 7: Trẻ 5-6 tháng tuổi - Ngồi thẳng quan sát thế giới
Chương 8: 6-7 tháng tuổi - Bé yêu đã lớn
Chương 9: Trẻ 7-8 tháng tuổi - Bò khám phá thế giới
Chương 10: Trẻ 8-9 tháng tuổi - Mô phỏng thiên tài nhỏ
Chương 11: Trẻ 9-10 tháng tuổi - Đã đứng lên được
Chương 12: Trẻ 10-11 tháng tuổi - Thế giới ngôn ngữ diệu kỳ
Chương 13: Trẻ 11-12 tháng tuổi - Bước đi đầu tiên của cuộc đời
Kiểm tra khả năng của trẻ 12 tháng tuổi.
Thẻ luyện tập khả năng của trẻ 12 tháng tuổi.
Trích đoạn sách hay:
Mục đích của thai giáo là thông qua việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài, kích thích thai nhi tiếp thu được nhiều hơn những thông tin tốt lành, khiến chúng phát triển tốt hơn, thông minh hơn, khỏe mạnh hơn, đẹp đẽ hơn. Như vậy chỉ cần những việc có lợi cho thai nhi đều có thể coi là phạm vi của thai giáo. Những công việc như chuẩn bị trước sinh, cải thiện không gian sống, điều tiết cảm xúc, nghe nhạc, đi bộ, nói chuyện với thai nhi đều là nội dung của thai giáo. Nhưng quan trọng là làm như thế nào, điều này thì tùy vào đặc điểm của mỗi thai phụ trong việc áp dụng, bởi vì mỗi một thai phụ và thai nhi lại có hoàn cảnh không giống nhau, chúng ta chỉ có thể căn cứ vào phản ứng của thai nhi, hiểu được sở thích của chúng, để xây dựng phương pháp thai giáo tương ứng.
Thai giáo bằng cảm xúc: tâm trạng vui vẻ của người mẹ là phương pháp thai giáo hiệu quả nhất.
Thai giáo bằng âm nhạc: thúc đẩy đại não thai nhi phát triển.
Thai giáo bằng ngôn ngữ: cầu nối tình yêu thương.
Thai giáo bằng dinh dưỡng: linh hoạt thích ứng với việc thay đổi khẩu vị.
Thai giáo bằng mỹ học: Trong cuộc sống đi đến đâu bạn cũng tìm được những cái đẹp tiềm ẩn, nó thôi thúc bạn đi và khám phá. Để tiến hành nuôi dưỡng cái đẹp cho thai nhi, thì việc đầu tiên là thai phụ phải cảm nhận được cái đẹp và truyền đạt lại cho thai nhi, khiến thai nhi cùng mẹ chia sẻ những thời khắc đẹp trong cuộc sống.
Thông tin về tác giả: Vương Kỳ là một nữ bác sỹ làm việc tại bệnh viện Phụ sản Bắc Kinh và Viện Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; Phó giáo sư, chuyên viên Ủy ban các vấn đề Y tế của thành phố Bắc Kinh; Chuyên gia pháp lý Hiệp hội Y khoa Trung Quốc chi nhánh Bắc Kinh; Khách mời danh dự của trang mạng sức khỏe sinh sản Trung Quốc, diễn đàn sử khỏe của trang mạng Nhân dân; Chủ nhiệm chương trình sức khỏe sinh sản, chuyên mục Giáo dục của Đài truyền hình Nhân dân Bắc Kinh.
Trân trọng giới thiệu!