Đối với nhiều người nghiên cứu kinh tế học và quan tâm tới các vấn đề kinh tế của Việt Nam hiện đại, sưu tập đầy đủ bộ Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam được xuất bản hàng năm của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, có lẽ đã trở thành một nhu cầu nghiêm túc. Đã gần như thành thông lệ, liên tục trong 5 năm qua, cứ đến dịp tháng Năm thì những độc giả đó lại mong chờ sự kiện công bố bản Báo cáo của năm. Đó quả là một niềm vui lớn đối với những người thực hiện Báo cáo này.
Quãng thời gian 5 năm có lẽ đã khá đủ để Báo cáo khẳng định được những đặc thù riêng, phân biệt ấn phẩm này với rất nhiều cuốn sách được xuất bản ngày nay trong lĩnh vực kinh tế, mà đa phần đều là sách được dịch từ nước ngoài. Độc giả giờ đây đã quen thuộc với cách trình bày cô động, phương pháp tiếp cận hiện đại và dựa trên các bằng chứng thực nhiệm, số liệu thống kê được cập nhật và phân tích một cách nghiêm mật của những ấn phẩm thuộc chuỗi Báo cáo kinh tế này. Các báo cáo được công bố trong nửa đầu năm, nhưng đều thảo luận cặn kẽ những vấn đề kinh tế căn bản của năm, với những dự báo, mà theo thời gian, đã được kiểm định là có độ chính xác cao. Điều đêm lại thành công cho báo cáo, sau một thời gian tồn tại và phát triển, chính là sự hữu ích và gắn bó với thực tiễn của những nội dung được chọn lọc và nghiên cứu mỗi năm.
Năm nay báo cáo ra đời với chủ đề "Trên đường gập ghềnh tới tương lai" như phản ánh một dự cảm lo ngại của nhóm tác giả về tiến trình tái cơ cấu kinh tế dường như đang mất đà so với những ngày đầu tiên được đề xuất cách đây 2 năm, và cùng với đó là những cơ hội mà Việt Nam đang cần để lỡ, khi không đạt được những cam kết cải cách đủ mạnh mẽ, đem lại những kết quả cụ thể như kỳ vọng.
MỤC LỤC:
Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2009
Kinh tế Việt Nam 2008: Suy giảm và thách thức đổi mới
Chương 1: Khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới 2008
Chương 2: Tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam 2008
Chương 3: Quản lý tổng cầu trong môi trường bất ổn vĩ mô
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh suy thoái toàn cầu
Chương 5: Biến động thị trường chứng khoán dưới góc nhìn kinh tế vĩ mô
Chương 6: Năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới
Chương 7: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tăng cường thu hút tăng cường quản lý?
Chương 8: Viễn cảnh kinh tế năm 2009 và hám ý chính sách
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2010
Lựa chọn để tăng trưởng bền vững
Chương 1: Tổng quan kinh tế thế giới 2009 - Qua đáy và phụ hồi
Chương 2: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2009
Chương 3: Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp
Chương 4: Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phụ hồi kinh tế
Chương 5: Vai trò của thay đổi cấu trúc kinh tế trong thời kỳ đổi mới
Chương 6: Thương mại Việt Nam trong tiến trình hồi nhập Đông Á
Chương 7: Đánh giá vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế của Việt Nam
Chương 8: Viễn cảnh kinh tế năm 2010 và hàm ý chính sách
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011
Nền Kinh tế trước ngã ba đường
Chương 1: Tổng quan kinh tế thế giới 2010: Phục hồi nhưng chưa bền vững
Chương 2: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2010
Chương 3: Rủi ro kinh tế vĩ mô trong bối cảnh mới của Việt Nam
Chương 4: Những bài học từ một thập kỷ chống lạm phát ở Việt Nam
Chương 5: Hướng tới xây dựng nền tảng cho chính sách lãi suất ở Việt Nam
Chương 6: Nợ công của Việt Nam - rủi ro và thách thức
Chương 7: Phân tích cấu trúc thâm hụt cán cân thương mại
Chương 8: Thị trường lao động - Nhìn từ lăng kính của khu vực kinh tế phi chính thức
Chương 9: Viễn cảnh kinh tế năm 2011 và hàm ý chính sách
Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2012
Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế
Chương 1: Tổng quan kinh tế thế giới 2011: Một năm biến động và bất ổn
Chương 2: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2011
Chương 3: Khuynh hướng suy giảm hiệu quả và năng suất của nền kinh tế Việt Nam
Chương 4: Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại: Những vấn đề cần làm rõ
Chương 5: Hướng tới lộ trình thực sự tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Chương 6: Đầu tư công của Việt Nam: vì sao yếu kém?
Chương 7: Viễn cảnh kinh tế Việt Nam 2012 và hàm ý chính sách
Trân trọng giới thiệu!