Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Bộ luật dân sự giữ vị trí quan trọng đặc biệt: là cơ sở pháp lý đìeu chỉnh các mối quan hệ dân sự đa dạng, phức tạp giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng. Thông qua việc quy định địa vị pháp lý và các chuẩn mực trong quan hệ dân sự của các chủ thể, Bộ luật dân sự góp phần bảo vệ sự an toàn pháp lý trong các quan hệ dân sự, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước một cách bền vững…
Ngày 14-6-2005, Quốc hội khoá XI đã ban hành Bộ luạt dân sự năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2006 thay thế cho Bộ luật dân sự năm 1995 với định hướng chung là Bộ luật dân sự năm 2005 trở thành luật chung, là cơ sở để các luật chuyên ngành khác lấy làm căn cứ điều chỉnh các mối qua hệ dân sự, tạo thành một hệ thống pháp luật thống nhất, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ khi áp dụng pháp luật vào việc điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (bên cạnh các quan hệ dân sự truyền thống là cả các quan hệ hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động).
MỤC LỤC:
Lời nhà xuất bản
Phần thứ nhất: Những quy định chung
Chương 1: Nhiệm vụ và hiệu lực của Bộ luật dân sự
Chương 2: Những nguyên tắc cơ bản
Chương 3: Cá nhân
Chương 4: Pháp nhân
Chương 5: Hộ gia đình, tổ hợp tác
Chương 6: Giao dịch dân sự
Chương 7: Đại diện
Chương 8: Thời hạn
Chương 9: Thời hiệu
Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu
Chương 10: Những quy định chung
Chương 11: Các loại tài sản
Chương 12: Nội dung quyền sở hữu
Chương 13: Các hình thức sở hữu
Chương 14: Xác lập, chấm dứt quyền sở hữu
Chương 15: Bảo vệ quyền sở hữu
Chương 16: Những quy định khác về quyền sở hữu
Trân trọng giới thiệu!