Do nhu cầu của công cuộc công nghiệp hóa đất nước, công nghệ hàn ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như chế tạo máy, xây lắp công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông vận tải, hóa chất, v.v. Cùng với đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân hàn, các kỹ sư hàn được đào tạo từ các nước ngoài và tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội (kể từ năm 1977) đã và đang đóng góp nhiều công sức tại các công ty, xí nghiệp, viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo trong cả nước, đáp ứng phần nào nhu cầu không ngừng gia tăng của nền công nghiệp nước nhà về đội ngũ chuyên gia hàn.
Đây là tập 2 trong bộ tài liệu Công nghệ hàn điện nóng chảy: Cơ sở lý thuyết (Tập 1) và Ứng dụng (Tập 2), dùng làm giáo trình cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ hàn của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Bạn đọc là sinh viên cơ khí, kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân bậc cao công tác tại các cơ sở sản xuất có sử dụng công nghệ hàn cũng có thể dùng sách này làm tài liêu tham khảo, phục vụ cho công việc hàng ngày của mình.
Tập 2 này giới thiệu các ứng dụng công nghệ hàn điện nóng chảy đối với hầu hết vật liệu kim loại thông dụng. Tuy nhiên, trọng tâm của tài liệu là các chương về hàn thép và hàn nhôm, do quy mô và tầm quan trọng của việc sử dụng các kết cấu hàn từ hai kim loại này. Các quá trình hàn những vật liệu nêu trong tài liệu này đã được giới thiệu trong tập 1, xuất bản năm 2004.
Hy vọng rằng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc phần nào trong việc nắm bắt được những vấn đề chính về tính hàn của các vật liệu kim loại thông dụng, cách thức chọn vật liệu hàn và đưa ra được các biện pháp công nghệ thích hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Riêng đối với bạn đọc là sinh viên chuyên ngành Công nghệ hàn, cần tham khảo thêm tài liệu Hướng dẫn thiết kế đồ án công nghệ hàn điện nóng chảy, nhằm hoàn thành đồ án môn học cùng các thí nghiệm liên quan.
MỤC LỤC:
Lời nói đầu
Chương 1: Khái niệm chung về hàn thép
Chương 2: Công nghệ hàn thép cacbon và thép kết cấu hợp kim thấp
Chương 3: Công nghệ hàn thép hợp kim thấp
Chương 4: Công nghệ hàn thép hợp kim cao
Chương 5: Công nghệ hàn gang
Chương 6: Đặc điểm công nghệ hàn kim loại màu
Chương 7: Công nghệ hàn kim loại nặng và hợp kim của chúng
Chương 8: Công nghệ hàn kim loại nhẹ và hợp kim của chúng
Chương 9: Công nghệ hàn kim loại có hoạt tính cao và nhiệt độ nóng chảy cao
Chương 10: Công nghệ hàn vật liệu khác chủng loại
Tài liệu tham khảo
Trân trọng cảm ơn!