Vào những năm 1970, thuật ngữ giới chính thức hiện diện trong các công trình nghiên cứu xã hội học, mặc dù những quan điểm, tư tưởng về phụ nữ đã xuất hiện từ trong các tác phẩm của các nhà xã hội học đầu tiên như A.Comte, K.Mark, H.Spencer, E.Durkheim, v.v...Gần nwarthees kỷ qua, chuyên ngành xã hội học về giới đã có những bước tiến nhanh về lý thuyết cũng như phương pháp nghiên cứu, có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển ngành xã họi học và thúc đẩy bình đẳng giới. Dù vậy, những tư tưởng ban đầu của các nhà xã hội học đầu tiên vẫn còn nguyên những giá trị trong nghiên cứu giới nói chung và xã hội học về giới nói riêng.
Giới là một chủ đề quan trọng không chỉ trong đời sống gia đình - xã hội, trong nghiên cứu phụ nữ, nghiên cứu giới mà còn được xem là một trong những nội dung cơ bản của nghiên cứu xã hội học. Chính vì thế, tiếp cận liên ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn khác trong khi nghiên cứu xã hội học về giới (hoặc nghiên cứu giới) là một yêu cầu tiên quyết khi thực hiện những chủ đề liên quan đến giới.
Cuốn sách giáo trình này là kết quả tri thức và kinh nghiệm của tác giả với hơn 20 năm giảng dạy xã hội học về giới cho sinh viên Khoa xã hội học và nhiều đơn vị đào tạo khác trên phạm vi cả nước; cùng với kinh nghiệm và tri thức tích lũy được chừng đó năm tham gia thực hiện những công trình nghiên cứu cơ bản và ứng dụng qua các chuyến đi thực địa tại Trung tâm nghiên cứu giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED). Chuyên ngành xã hội học về giới được giảng dạy đầu tiên cho sinh viên hệ chính quy của Khoa học xã hội học, trường Đại học tổng Hợp Hà Nội (1992) nay là trường Đại học xã Hội và Nhân Văn( Đại Học Quốc Gia Hà Nội) với 4 đơn vị học trình cho đàot ạo cử nhân và 3 đơn vị học trình đối với cao học. Môn học này cũng được giảng dạy cho các sinh viên khóa đầu tiên của Khoa xã hội học, Công tác xã hội (đại học Công đoàn) và một số trường, học viện khác.
MỤC LỤC:
Danh mục chữ viết tắt
Lời giới thiệu
Chương 1: Khái niệm và đối tượng nghiên cứu
Chương 2: Lý thuyết phát triển và vai trò của phụ nữ trong phát triển
Chương 3: Sơ lược phong trò nữ quyền và lý thuyết nữ quyền
Chương 4: Bất bình đẳng, bình đẳng giới và công bằng giới
Chương 5: Bản sắc giới, vai trò giới
Chương 6: Giới và giáo dục
Chương 7: Giới và lao động
Chương 8: Giới và quản lý
Chương 9: Giới và sức khỏe
Chương 10: Quan hệ giới trong gia đình
Trân trọng giới thiệu!