Kế toán là nghệ thuật của các con số, là công cụ quản lý kinh tế vô cùng quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế phát triển cùng với sự phức tạp của nó đã làm kế toán phải phát triển theo để đáp ứng nhu cầu phản ánh toàn bộ các sự kiện, nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp - một tế bào của xã hội.
Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, sự hội nhập của chế độ kế toán Việt Nam với các chuẩn mực kế toán quốc tế đã đánh dấu một bước phát triển đáng kể của kế toán Việt Nam. Từ khi bắt đầu xây dựng các chuẩn mực kế toán Việt Nam năm 1998, cho đến nay Bộ tài chính đã cho ra đời 26 chuẩn mực kế toán. Song song với sự ra đời của các chuẩn mực kế toán Việt Nam là một loạt các sự sửa đổi và xây dựng mới các nguyên tắc phương pháp kế toán tương ứng. Từ sau khi có quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Tài chính, có thể nói chế độ kế toán Việt Nam một lần nữa từ sau năm 1995 được thay đổi căn bản và từ cuối năm 2009, Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 đã sửa đổi bổ sung chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15.
MỤC LỤC:
Lời nói đầu
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán tài chính
Chương 2: Kế toán tài sản bằng tiền và các khoản phải thu
Chương 3: Kế toán hàng tồn kho
Chương 4: Kế toán các khoản đầu tư
Chương 5: Kế toán tài sản cố định
Chương 6: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Chương 7: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chương 8: Kế toán chi phí kinh doanh
Chương 9: Kế toán doanh thu, thu nhập khác
Chương 10: Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Chương 11: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
Chương 12: Kế toán nợ phải trả
Chương 13: Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Trân trọng giới thiệu!