Sức bền vật liệu là môn khoa học bán thực nghiệm thuốc khối kỹ thuật cơ sở trong các trường đại học kỹ thuật ở nước ta và trên thế giới. Mục đích của nó là tiếp tục cung cấp cho các kỹ sư tương lai những kiến thức tính toán công trình về độ bền, độ cứng và độ ổn định trong và ngoài giới hạn đàn hồi trên nền các môn khoa học cơ bản: Toán, Vật lý, Cơ học lý thuyết, Cơ học chất lỏng và các khoa học thực nghiệm, v.v... để giải quyết những vấn đề của thực tiễn liên quan tới các khâu từ thẩm định đến thiết kế, chế tạo và phục vụ cho việc nghiên cứu các môn học chuyên ngành kế tiếp trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học kỹ thuật. Hơn nữa, Sức bền vật liệu có một vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ học, bởi nó đóng vai trò của một chiếc cầu nối về các phương pháp tư duy khoa học giữa các môn khoa học cơ bản với các môn cơ học chuyên ngành. Nó còn là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho lĩnh vực cơ học các vật rắn biến dạng - một lĩnh vực chuyên nghiên cứu các quy luật tổng quát về sự hình thành và phát triển các tác dụng cơ học sinh ra ở trong lòng các vật rắn thực do các loại tác dụng ngoài khác nhau gây ra.
Chính vì thế, cũng như nhiều khoa học khác, đặc trưng cuối cùng của quá trình nghiên cứu đối với khoa học này là việc áp dụng các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm vào thực tiễn và chỉ có thông qua việc áp dụng vào thực tiễn, khoa học này mới có thể đúng vững và phát triển.
Cuốn sách được xây dựng hết sức nghiêm túc, công phu, chặt chẽ với sự kế thừa chọn lọc và cập nhật các thông tin mới nhất. Giáo trình được biên soạn trong khuôn khổ phục vụ chương trình giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học kỹ thuật, mà tác giả là người trực tiếp trải nghiệm hơn 40 năm giảng dạu cho các hệ đại học và sau đại học ở trong nước và nước ngoài thuộc các chuyên ngành khác nhau của cơ học. Giáo trình này là tài liệu rất hữu ích giúp cho không những việc học tập, nghiên cứu của sinh viên mà còn là người bạn đường của các kỹ sư, các cán bộ khoa học trẻ thuộc các ngành: xây dựng công nghiệp và dân dụng, xây dựng cảng, xây dựng cầu đường sắt và đường bộ, xây dựng thuỷ lợi, cơ khí ôtô, chế tạo máy và luyện kim, kỹ thuật đóng tàu, kỹ thuật hàng không v.v... đang trực tiếp thiết kế, thi công và thẩm định trong các lĩnh vực nói trên.
Ngày nay sự bùng nổ thông tin trong kỹ thuật và đời sống đã làm nảy sinh những mâu thuẩn nói trên, mặt khác, để giảm bớt khó khăn cho người học, giúp các kỹ sư thiết kế, chế tạo, các nhà khoa học trẻ đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của cơ học, chúng tôi thấy cần phải giới thiệu cuốn Sức bền vật liệu này và kèm theo nó là bộ "Tuyển Tập Các Bài Toán Giải Sẵn Môn Sức Bền Vật Liệu" cùng các bạn. Vẫn biết, giới thiệu là cần thiết nhưng cái chính là "hữu xạ tự nhiên hương"
MỤC LỤC:
Lời nói đầu
Chương 1. Các khái niệm cơ bản của sức bền vật liệu
Chương 2. Đặc trưng cơ học của vật liệu
Chương 3. Cơ sở lý thuyết về trạng thái ứng suất và biến dạng
Chương 4. Kéo và nén
Chương 5. Các đặc trưng hình học của cơ hệ
Chương 6. Các tiêu chuẩn bền và dẻo
Chương 7. Xoắn thanh thẳng
Chương 8. Uốn phẳng và cắt
Chương 9. Kế cấu chịu lực phức tạp
Chương 10. Các nguyên lý và các định lý tổng quát trong sức bền vật liệu
Chương 11. Các phương pháp tính hệ siêu tĩnh
Chương 12. Ổn định của hệ đàn hồi
Chương 13. Cơ sở tính toán vỏ mỏng không mômen
Chương 14. Tính toán thành công
Chương 15. Ứng suất thay đổi theo thời gian
Chương 16. Động lực học độ bền
Chương 17. Tính toán kết cấu ngoài giới hạn đàn hồi
Phụ lục
Trân trọng cảm ơn!