I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII
Tác giả: Nguyễn Thanh Nhã
Dịch giả: Nguyễn Nghị
Khổ sách: 13 x 20,5 cm
Số trang: 488 trang
Giá bìa: 130.000VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2013
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Về tác giả:
Nguyễn Thanh Nhã (1928 – 2008), lớn lên ở Sài Gòn vào những ngày Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Thanh Nhã sang Pháp du học và suốt đời gắn bó với phong trào Việt Kiều ủng hộ hai cuộc kháng chiến. Năm 1970, ông tham gia nhóm nghiên cứu về những vấn đề miền Nam Việt Nam. Báo cáo “Viễn tượng miền Nam Việt Nam” của nhóm này, công bố ngày 17/01/1973, tức là 10 ngày trước ngày ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam, là một đóng góp đáng kể vào cuộc đấu tranh chính trị và hòa bình, dân chủ, hòa hợp và hòa giải dân tộc.
Nguyễn Thanh Nhã là giảng sư kinh tế học Trường Đại Học Paris I (Sorbonne-Panthéon) về các vấn đề phát triển. Xuất bản năm 1970 tại Paris (NXB Cujas). Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII ban đầu là luận án tiến sỹ quốc gia, bảo vệ mấy năm trước đó tại Đại học Sorbonne (Paris) và đã nhận được một giải thưởng lớn về nghiên cứu.
Ngoài những công trình nghiên cứu chuyên môn Nguyễn Thanh Nhã còn để lại nhiều trước tác về văn học Việt Nam và Pháp mà ông là một “tài tử” rất thâm hậu.
2) Về tác phẩm:
Thời kỳ được nghiên cứu trong công trình này là một trong những thời kỳ nhộn nhạo, đẫm máu và rối ren nhất của lịch sử Việt Nam. Thời kỳ của cuộc nội chiến kéo dài, xen kẽ những cuộc hưu chiến thất thường, trở nên trầm trọng hơn với những rối loạn liên tục, những cuộc nổi dậy được lặp đi lặp lại. Thời kỳ nền quân chủ bị đẩy vào bóng tối, các quyền lực phong kiến xuất hiện trở lại với những bộ mặt đầy vẻ gây hấn, đất nước bị xẻ đôi với những xâu xé và những cơn rúng động dẫn đến việc đặt lại vấn đề về sự quân bình tồn tại cả ngàn năm và đẩy các cấu trúc xã hội truyền thống tới ngưỡng đổ vỡ.
Các thế kỷ XVII và XVIII có thể được xem như một sự chuyển tiếp trong đó, Việt Nam, được mở rộng về mặt diện tích, đối diện với chính những đòi hỏi phải “điều chỉnh”, bất ngờ mở ra trước một đời sống quốc tế bị chủ nghĩa bành trướng châu Âu chế ngự, phải trải qua một cuộc phân tranh đau đớn trước khi thấy lại sự thống nhất được củng cố. Trong khi các cuộc cạnh tranh được thổi bùng lên, những yếu tố ly tâm của quốc gia hoành hành, thì những nền tảng mới được hun đúc, các yếu tố biến đổi và tích hợp tiếp tục hướng đi tiềm ẩn của chúng tới một sự hài hòa ở mức độ cao hơn.
Bức tranh tổng quát tập hợp những cái nhìn đại thể về các lĩnh vực kinh tế khác nhau của thời kỳ này, cũng từng ấy bức tranh nhỏ, những bức ảnh chụp chớp nhoáng đặt dưới nhãn hiệu của sự biến chuyển và được phân ra thành hai chủ đề lớn, theo quan niệm Nho giáo về kinh tế:
- Những biến chuyển của các cơ sở nông thôn,
- Sự phát triển của thượng tầng đô thị và thương mại.
***
3) Mục lục
Lời tựa
Các chữ viết tắt
Dẫn nhập
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: KHUNG CẢNH LỊCH SỬ: CUỘC PHÂN TRANH, SỨC CẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
PHẦN MỘT
NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG NÔNG NGHIỆP
Chương một
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
Chương hai
HoẠt ĐỘNG phi nÔng nghiỆp tẠi nÔng thÔn
PHẦN HAI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG ĐÔ THỊ VÀ THƯƠNG MẠI
Chương một
HoẠt ĐỘng ĐÔ thỊ
Chương hai
NgÀnh nỘi thương
Chương ba
NgoẠi thương
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4) Điểm nhấn
“…Sự phát triển được mong đợi của một nền kinh tế quốc gia, dù thế nào, dĩ nhiên cũng phải dựa trên một thực tại cụ thể vốn phần lớn là kết quả của một biến chuyển lịch sử ít nhiều phức tạp. Thời gian đúng là một trong những chiều kích của nền kinh tế. Chính vì vậy, nhằm tránh lao vào những lạm dụng của chủ nghĩa duy lịch sử thuần túy, của cái mà François Simiand gọi là “lịch sử hóa lịch sử”, để vạch ra những hiểm nguy của nó, một hiểu biết càng đầy đủ càng tốt về sự chuyển biến đã qua là một trong những điều kiện cốt yếu để hiểu rõ những vấn đề của thời hiện tại. Bởi vậy, một công trình có tính điển hình về mặt lịch sử hoàn toàn có chỗ trong một tủ sách dành cho những mối quan tâm hiện tại và cho sự phân tích các phương tiện cần sử dụng để làm cho tương lai rõ ràng là tốt đẹp hơn hiện tại trong tổng thể các nước tạo nên “cái thế giới thứ ba” quá trái ngược nhau này »…
(trích Lời tựa, Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII, Nguyễn Thanh Nhã, Nguyễn Nghị dịnh, NXB Tri thức, 2013).